Về các xã của huyện Mai Sơn, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang,... Kết quả đó là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của người dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
Các tỉnh Tây Bắc vẫn đang nỗ lực khắc phục các thiệt hại do bão số 2 và số 3 gây ra.
Cây dâu tây đưa vào đồng đất huyện Mai Sơn trồng từ năm 2016, chủ yếu ở xã Cò Nòi. Với hiệu quả kinh tế mang lại, vụ dâu tây năm nay, bà con đã tăng lên gần 550 ha, mở rộng trồng đến nhiều xã trong huyện, hình thành vùng chuyên canh với sự tham gia của hàng trăm hộ dân và các hợp tác xã.
Phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đang được huyện Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững.
Ảnh hưởng của các đợt mưa bão vừa qua, tại xóm Đông Trai, thuộc bản Cáp Na, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, xuất hiện những vết nứt dài, có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của 30 hộ, 159 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Khơ Mú nơi đây.
Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch có vai trò rất quan trọng, là tiền đề để triển khai thực hiện các tiêu chí khác. Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các sở, ngành, đơn vị tư vấn, đến nay, 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch.
Mai Sơn là huyện có diện tích na lớn của tỉnh, với trên 790 ha, tập trung tại các xã Cò Nòi, Nà Bó và thị trấn Hát Lót; trong đó, hơn 500 ha đã cho thu hoạch. Năm nay na được mùa, được giá, người trồng na rất phấn khởi, hồ hởi bước vào vụ thu hoạch.
Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc, các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn đã phát huy tinh thần đoàn kết, khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo lộ trình đề ra.
Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, tỉnh Sơn La thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Hướng về vùng lũ, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, với phương châm '4 tại chỗ'. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã tiếp sức cả về vật chất, tinh thần để nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.
Trong khi Sơn La đang 'gồng mình' khắc phục hậu quả cơn bão số 2, thì theo cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh, từ chiều tối 28/7 đến ngày 1/8/2024, trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 70-200mm/đợt, có nơi trên 300mm; trong mưa giông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2. Sau nhiều giờ nỗ lực, phóng viên Báo Sơn La đã tiếp cận hiện trường sạt lở.
Báo cáo cập nhật tình hình đến nay của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La cho thấy, có tới 8/11 huyện, thành phố bị thiệt hại nặng nề trong trận mưa lũ vừa qua.