Chứng khoán thế giới đóng cửa phiên cuối tuần vừa rồi trong sắc xanh, giúp chứng khoán chốt tuần tuần vừa rồi tăng điểm sau khi giảm nhẹ trong phiên đầu tuần. Pfizer nộp đơn đề nghị phê chuẩn đặc biệt lên Ủy ban châu Âu cho loại vaccine do hãng dược phẩm này phát triển, tạo động lực cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Vào thứ Tư, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn cho phép sử dụng đại trà vaccine này.
Tổ chức Century Foundation cảnh báo hơn 13 triệu người lao động Mỹ có thể không còn hưởng các trợ cấp thất nghiệp vào cuối tháng này nếu không có thêm gói cứu trợ mới.
Kinh tế Mỹ đang đối mặt rất nhiều khó khăn khi đại dịch Covid-19 ở nước này vẫn bùng phát dai dẳng. Các báo cáo và số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hoạt động kinh tế tại nhiều khu vực của Mỹ đình trệ trong tháng 11-2020, trong khi tăng trưởng việc làm chậm nhất kể từ tháng 7.
Những dấu hiệu tích cực đầu tiên của kinh tế thế giới được ghi nhận, khi tiến bộ trong phát triển vắc-xin và các phương pháp điều trị Covid-19 làm tăng hy vọng về hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ phục hồi. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định lạc quan rằng, kinh tế toàn cầu có thể trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm sau.
Trong phiên điều trần ngày 1/12, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi từ mức suy thoái trong quý II, nhưng đà tăng đã chậm lại trong những tháng gần đây.
Các quan chức của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quan ngại kinh tế Mỹ có nguy cơ phải hứng chịu khó khăn mới nếu quốc hội nước này không thể thông qua gói kích thích khác nhằm hồi phục hoạt động kinh tế.
Ngày 25/11, Bộ Lao động Mỹ thông báo số người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này tiếp tục tăng trong tuần trước, làm dấy lên lo ngại về một đợt suy thoái kinh tế mới trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục lây lan với tốc độ chóng mặt.
Hàng triệu người Mỹ có nguy cơ bị tịch thu nhà vào cuối năm nay, khiến thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra tại quốc gia này thêm trầm trọng.
Việc Bộ Tài chính Mỹ dừng chương trình cho vay khẩn cấp được dự đoán là sẽ làm giảm đáng kể khả năng củng cố hệ thống tài chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cổ phiếu tại thị trường châu Á tăng mạnh trong phiên ngày 23/11 nhờ hy vọng về vaccine ngừa Covid-19 đã thúc đẩy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin từ chối gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ vượt qua các tác động do đại dịch Covid-19 gây ra. Các chương trình của FED sẽ hết hạn vào ngày 31/12 tới đây.
Đóng cửa tuần giao dịch kết thúc ngày 22/11, phố Wall giảm nhẹ với mức thay đổi không đáng kể. Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 0.73%, SP500 giảm 0.77%, trong khi Nasdaq tăng nhẹ hơn 0.2%.
Việc chính quyền của ông Trump tạm dừng chương trình vay khẩn cấp của Fed dẫn đến sự bất mãn của các doanh nghiệp Mỹ khi dịch COVID-19 đang trở nên ngày càng trầm trọng, nền kinh tế Mỹ trở nên nhạy cảm hơn.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 20/10 thông báo ngân hàng trung ương sẽ hoàn trả các khoản tiền chưa sử dụng được phân bổ cho các chương trình cho vay khẩn cấp.
Ngày 20/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã lên tiếng bảo vệ quyết định không gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp.
Trong bối cảnh các nghị sĩ đảng Dân chủ cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hủy hoại nền kinh tế, ngày 20/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã lên tiếng bảo vệ quyết định không gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) triển khai nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Ngày 19/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, ông đã từ chối gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) triển khai nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.
Các nghị sỹ Mỹ đã đàm phán trong nhiều tháng qua để thông qua một dự luật về gói kích thích kinh tế mới, song lưỡng đảng vẫn chưa thống nhất.
Với quyết định này, các chương trình cho vay khẩn cấp của Fed sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Ngày 19/11, Bộ Lao động Mỹ thông báo số người xin nhận trợ cấp thất nghiệp tại nước này đã đột ngột tăng trong tuần trước, qua đó đảo ngược xu hướng giảm gần đây trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lại đang tăng nhanh.
Nghiên cứu cho thấy gần 12 triệu người có nguy cơ mất đi nguồn hỗ trợ vào ngày 26/12 tới khi hai chương trình hỗ trợ thất nghiệp do đại dịch hết hạn.
Tuy số lượng người Mỹ đăng ký trợ cấp thất nghiệp đã giảm, nhưng các chuyên gia vẫn đánh giá đây là điều đáng quan ngại.
Trong tháng 10 vừa qua, Mỹ đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách kỷ lục 284,1 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức thâm hụt trong cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh nguồn thu giảm sút trong khi chi tiêu để giải quyết những hậu quả do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra lại tăng vọt.
Ông Biden được cho là đã thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống. Khi trở thành chủ nhân của Nhà trắng, ông Biden sẽ có những thay đổi khiến Mỹ thu hút được nhiều SV các nước đến học.
Giá vàng hôm nay ngày 6/11 trên thị trường thế giới tăng vọt khi Tổng thống Mỹ tiếp theo khả năng cao sẽ là Joe Biden. Tuy nhiên, biểu đồ giá vàng lại cho thấy kim loại quý này bắt đầu có xu hướng giảm.
Nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu tích cực đầu tiên, song niềm tin về một mô hình phục hồi chữ V giảm sút cùng sự chậm chạp trong tiến trình phục hồi tại nhiều nền kinh tế. Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) đều trải qua giai đoạn phục hồi kinh tế không như dự báo và các nước vẫn loay hoay cân nhắc các gói cứu trợ, vốn được coi như 'liều thuốc giảm đau' cho các nền kinh tế bị đại dịch tàn phá.
Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết, quý III vừa qua, kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức phục hồi mạnh nhất từ trước đến nay, khi tăng trưởng đạt 33,1%. Thông tin này được xem là 'quý hơn vàng' với đương kim Tổng thống Mỹ Đ.Trăm với hy vọng sẽ tạo thêm điểm tựa trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống.
Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/10, sau khi suy thoái ở mức kỷ lục, kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức phục hồi mạnh nhất từ trước đến nay, khi tăng trưởng 33,1% trong quý III/2020.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, chính việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng chi tiêu đã góp phần giúp kinh tế đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong quý 3.
Theo số liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/10, sau khi suy thoái ở mức kỷ lục, kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức phục hồi mạnh nhất từ trước đến nay, khi tăng trưởng trong quý III đạt 33,1%.
Tổng thống Trump thừa nhận, không thể thúc đẩy Quốc hội Mỹ đạt được một thỏa thuận về gói kích thích kinh tế mới trước bầu cử Mỹ.
Trong bối cảnh sức ảnh hưởng của gói cứu trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD ban đầu nhanh chóng 'bay hơi', không ít người tỏ ra lo ngại rằng tầng lớp trung lưu Mỹ đang rơi vào tình thế khó khăn.
Tổng thống Trump tuyên bố Chủ tịch Hạ viện - Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Nancy Pelosi - là người gây ra thế bế tắc hiện nay trong các cuộc đàm phán về các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của COVID-19.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng đột biến ở Mỹ khiến các vùng nông thôn chịu thiệt hại nặng nề, đồng thời Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) hết hạn đã đẩy hàng triệu người nghèo ở Mỹ vào cảnh khó khăn chồng chất.
Hãng hàng không American Airlines của Mỹ thông báo mức thua lỗ 2,4 tỷ USD trong quý III do thu nhập trong quý giảm 73% trong bối cảnh hoạt động hàng không trên thế giới đình trệ.
Giám đốc điều hành American Airlines nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 là thách thức nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành hàng không Mỹ.
Ngày 22/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm xuống 787.000 người, ít hơn 100.000 người so với tuần trước đó.