Sáng 31-12, Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1, TPHCM) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1922-2022).
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng như giáo viên trên cả nước, các giáo viên tại Tp.HCM gặp áp lực khi công việc giảng dạy có nhiều mới mẻ.
Theo thầy Nguyễn Hùng Minh, giáo viên Trường trung học cơ sở Lê Lợi, giáo viên dạy môn tích hợp cần có tính nhiệt tình, đam mê và thích nghiên cứu.
Hôm nay (5-9), hơn 1,7 triệu học sinh trên địa bàn TPHCM chính thức khai giảng năm học mới. Trong không khí náo nức của ngày khai giảng, PV Báo SGGP đã ghi nhận một số suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của các thầy, cô giáo đối với các vấn đề đặt ra trong năm học mới nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.
Phụ huynh có con năm nay vào học những lớp có sách giáo khoa theo chương trình mới, vẫn rất nhọc nhằn đi tìm mua sách trước khi năm học mới bắt đầu.
Hiện nay, hầu hết các Trường Trung học Cơ sở tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành thi học kỳ II, đồng thời tổng hợp nguyện vọng đăng ký của học sinh và đang ôn tập cho các em chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào đầu tháng 6 tới.
Đến ngày 9/5, học sinh lớp 9 tại TP.HCM sẽ kết thúc đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 chuyên và THPT công lập. Thời điểm này, hầu hết các trường đã hoàn thành thi học kỳ II, đồng thời đã tổng hợp đăng ký của học sinh và đang tiến hành ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi vào đầu tháng 6 tới.
Sau một năm tạm dừng, năm nay kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP. Hồ Chí Minh được tổ chức vào hai ngày 11 và 12/6/2022. Theo Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, kỳ thi năm nay có một số điều chỉnh về đề thi nhằm bám sát với việc học tập của học sinh trong bối cảnh dịch.
Giai đoạn thích ứng an toàn với dịch hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng khi học sinh đã đến trường học trực tiếp thì quy định 5K cần thay đổi để phù hợp hơn.
Đầu tuần qua, UBND TPHCM đã ban hành quy định mới về tiêu chí công nhận 'trường tiên tiến, hội nhập quốc tế' với nhiều thay đổi về sĩ số, điều kiện cơ sở vật chất và chuẩn trình độ giáo viên. Trên thực tế, yêu cầu phát triển mô hình này đang gặp khó ở nhiều địa phương.
Báo cáo từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ ngày 14/2 đến ngày 22/1, TP.HCM ghi nhận gần 6.800 trường hợp học sinh mắc COVID-19, trong khi đó từ ngày 7 đến ngày 13/2, chỉ có 449 học sinh mắc COVID-19.
Trước tình hình số ca F0 ở TPHCM tăng nhanh sau hơn một tuần học sinh tất cả bậc học trở lại trường, ngành y tế đã có hướng dẫn mới về xử lý F0 và F1 trong trường học. Tuy nhiên, quá trình triển khai, các trường gặp rất nhiều khó khăn.
Sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán 2022 dài ngày, từ hôm nay (7/2), nhiều trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện việc học 2 buổi/ngày.
Học sinh từ khối lớp 7 trở lên ở TP.HCM đã được tới trường, song khối lớp 6 trở xuống vẫn học trực tuyến khiến nhiều phụ huynh băn khoăn khi nào con được tới trường.
Đến thời điểm này, trừ học sinh khối lớp 6, gần 900 nghìn học sinh trung học toàn TP Hồ Chí Minh đã trở lại với nhịp điệu học tập trong điều kiện bình thường mới. Với phương châm đặt sự an toàn của học sinh lên hàng đầu, ngành giáo dục thành phố đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách đồng bộ, chặt chẽ, nhất là trong bối cảnh biến thể Omicron đang diễn biến phức tạp.
Nhiều phụ huynh ở TP.HCM cho rằng nên để học sinh các khối còn lại được tới trường, không thể vì sự ích kỷ của một số người mà tước đi quyền tới trường của các con.
Lần thứ hai lấy ý kiến phụ huynh về việc cho con đến trường từ tháng 1/2022, tỷ lệ đồng thuận ở bậc tiểu học vẫn không cao.
Lãnh đạo các trường hy vọng sau 2 tuần thí điểm với khối 9 và 12, phụ huynh đã yên tâm, tin tưởng hơn vào công tác phòng dịch, tỷ lệ đồng ý cho con đi học sẽ cao.
Sau hơn 1 tuần thí điểm cho khối 9 và 12 đi học trực tiếp, nhiều trường mong muốn khối lớp còn lại sớm đến trường, dù ghi nhận nhiều F0.
Tuần đầu tiên các trường tại TP.HCM tổ chức dạy học trực tiếp, dù xuất hiện F0 nhưng có kịch bản từ trước nên được xử lý an toàn, có trường thí điểm bán trú.
Thời điểm hiện tại, các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá đã được tổ chức, hướng đến mục tiêu giảm áp lực và phát huy tinh thần tự giác của học sinh.
Theo số liệu thống kê nguyện vọng 1 của thí sinh đăng ký lớp 10, các trường Top trên vẫn giữ tỷ lệ 'chọi' cao.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2021-2022 tại TP Hồ Chí Minh dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 6-2021. Đây là kỳ thi thu hút sự quan tâm lớn của phụ huynh và học sinh, bởi tỷ lệ 'chọi' khá cao khi các trường công lập chỉ tuyển khoảng 70% số học sinh lớp 9 vào lớp 10 công lập.
Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên TPHCM áp dụng hệ số đồng đều cho cả 3 môn thi Toán, Ngữ văn và tiếng Anh tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập. Số lượng câu hỏi và thời gian làm bài môn tiếng Anh cũng tăng lên.
Thay đổi lớn nhất trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay của TP.HCM là điều chỉnh hệ số tính điểm các môn thi; theo đó, học sinh dự thi 3 môn thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ sẽ đều tính hệ số 1.
Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất UBND TP điều chỉnh ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ sẽ cùng tính điểm hệ số 1 tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2021 - 2022.
Lãnh đạo một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, muốn cho giáo viên làm đủ 8 tiếng/ngày ở trường, trước hết cần đảm bảo cho đời sống thu nhập của họ.
Thầy cô đang giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quyết định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong quy định tiêu chuẩn chức danh.