Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/8, Bộ trưởng Y tế CHDC Congo cho biết, đến nay đã có 16.700 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) với trên 570 trường hợp tử vong được báo cáo.
Bệnh đậu mùa khỉ đã quay trở lại với hàng loạt trường hợp mắc bệnh được phát hiện ở 13 quốc gia Châu Phi. Lần quay trở lại này, đậu mùa khi đã trở nên nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 10%.
Ít nhất hai quốc gia ngoài châu Phi đã báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt dịch ở châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào đầu tuần này.
Theo các chuyên gia, đậu mùa khỉ chưa bao giờ biến mất ở châu Phi nhưng đợt bùng phát hiện nay lại đáng lo ngại hơn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ, sau khi bệnh bùng phát ở châu Phi. Trong đó, Cộng hòa dân chủ Congo ghi nhận số ca mắc bệnh cao với biến thể mới ở trẻ em và thanh thiếu niên, trong khi nguồn bệnh vẫn chưa rõ ràng./.
Tại một trại tị nạn ở miền đông Congo, nơi trẻ em lớn lên giữa những xung đột, một góc nhỏ yên bình mang tên 'Cờ vua trong thành phố' đã xuất hiện.
Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ đấu súng, bao gồm 3 quan chức an ninh Congo và người đứng đầu của nhóm đảo chính là Christian Malanga. Cuộc tấn công kéo dài khoảng ba giờ và quân đội Congo cho biết khoảng 50 người đã bị bắt, trong đó có 3 công dân Mỹ.
Hơn một nửa trong số 75 quốc gia đủ điều kiện nhận tài trợ ưu đãi từ WB đang hoặc sắp rơi vào tình cảnh khó khăn, trong khi các khoản hoàn trả cao đang làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói.
Các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo gần 55 triệu người tại Tây và Trung Phi sẽ phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong một vài tháng tới khi giá cả leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng về lương thực, thực phẩm.
Ngày 3/4, giới chức địa phương ở CHDC Congo cho biết ít nhất 10 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc tấn công do nhóm vũ trang 'Lực lượng Dân chủ Đồng minh' (ADF) thực hiện ở miền Đông nước này vào tối 2/4.
Xung đột gia tăng đang đẩy người dân Sudan và CHDC Congo tới bờ vực của nạn đói. 18 triệu người, chiếm hơn một phần ba dân số Sudan và 23,4 triệu người, chiếm 25% dân số CHDC Congo, sắp rơi vào cảnh đứt bữa. Những con số biết nói dù không mong muốn này gióng hồi chuông cảnh báo các phe phái ở hai quốc gia châu Phi cần nhanh chóng chấm dứt xung đột nhằm khôi phục an ninh, ổn định cuộc sống thường nhật cho người dân.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo khoảng 23,4 triệu người ở Cộng hòa Dân chủ Congo, chiếm gần 1/4 dân số nước này, đang đối mặt với nạn đói.
Quần đảo Zanzibar nằm ở ngoài khơi Ấn Độ Dương, thuộc lãnh thổ đất nước Đông Phi Tanzania. Quần đảo này bao gồm hai đảo chính là Unguja, Pemba cùng nhiều hòn đảo nhỏ khác.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/3, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trong 2 ngày giao tranh, tại khu vực miền Đông CHDC Congo đã có hơn 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm thứ Ba đã công bố lệnh trừng phạt 6 người thuộc 5 nhóm vũ trang ở miền đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh leo thang liên tục giữa lực lượng chính quyền CHDC Congo và phiến quân M23.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã xử phạt 6 người thuộc các nhóm vũ trang trong bối cảnh leo thang giữa chính phủ Congo và phiến quân M23. Mỹ và Pháp kêu gọi Rwanda ngừng hỗ trợ nhóm này.
Mỹ hôm qua (17/2) đã lên án tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng nghiêm trọng ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, cáo buộc M23 - một nhóm vũ trang được Rwanda hậu thuẫn, đứng sau các cuộc tấn công.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/2, Liên minh châu Phi (AU) và các đối tác đã kêu gọi nỗ lực phối hợp để thúc đẩy giáo dục công bằng và hòa nhập nhằm ngăn chặn bạo lực ở châu Phi.
Cảnh sát CHDC Congo phải dùng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình đốt lốp xe, quốc kỳ Mỹ và Bỉ gần các đại sứ quán phương Tây và văn phòng Liên Hợp Quốc ở thủ đô Kinshasa, để thể hiện sự bất mãn trước tình trạng bất ổn ở miền đông nước này.
Giao tranh leo thang nghiêm trọng giữa M23, một trong những nhóm vũ trang mạnh nhất tại Congo, và quân đội Congo đã khiến nhiều người thương vong và hàng nghìn dân thường phải chạy loạn.
Ngày 12/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình trạng 'bạo lực leo thang' tại miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, nhân Ngày quốc tế chống sử dụng binh sĩ là trẻ em (12/2), Bỉ đã cam kết tiếp tục chống lại việc tuyển mộ trẻ em làm binh lính vì vấn đề nhức nhối này vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Rất đông người đi trên các xe môtô đã tụ tập tại quận Gombe ở Thủ đô Kinshasa của CHDC Congo, đốt lốp xe và tấn công mọi người, trong đó có cả nhân viên cũng như phương tiện của MONUSCO.
Ngày 10/2, người đứng đầu Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại CHDC Congo (MONUSCO) Bintou Keita cho biết các nhân viên và xe ô tô của MONUSCO đã bị tấn công tại thủ đô Kinshasa của quốc gia châu Phi này trong ngày 9/2.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chung để hỗ trợ quân đội trong cuộc chiến chống lại các nhóm vũ trang ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ngày 2/2, một trong những trực thăng của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MONUSCO) đã bị tấn công vũ trang, nghi do các thành viên thuộc Phong trào 23 tháng 3 (M23) thực hiện.
Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ tại CHDC Congo cực lực lên án vụ tấn công vào trực thăng của LHQ, đồng thời nhấn mạnh việc gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào dân thường là không thể chấp nhận.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin địa bàn ngày 2/2 cho biết, một trong những trực thăng của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (MONUSCO) đã bị tấn công vũ trang, nghi do các thành viên thuộc Phong trào 23 tháng 3 (M23) thực hiện. Vụ tấn công xảy ra ở vùng Masisi thuộc tỉnh Bắc Kivu.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo ngày 9/1 đã xác nhận Tổng thống sắp mãn nhiệm Félix Tshisekedi tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai sau cuộc tổng tuyển cử ngày 20/12/2023.
Ủy ban bầu cử quốc gia độc lập (CENI) của Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo ngày 31/12 tuyên bố Tổng thống đương nhiệm Félix Tshisekedi tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai sau khi nhận được hơn 73% tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 20/12.
Các nhà phân tích nhận định rằng trong năm 2023, thế giới đổ dồn chú ý về xung đột diễn ra ở Ukraine và Gaza, nhưng sang năm tới, có nguy cơ bùng phát một số lượng chưa từng có các cuộc xung đột.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) đạt được thành công tối thiểu vào năm 2023, nhưng vẫn cần thiết ở châu Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết kết thúc sứ mệnh của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO).
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, ngày 3/12, lực lượng khu vực của Cộng đồng Đông Phi (EAC) đã bắt đầu rút khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/11, phó phát ngôn viên Farhan Haq của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết các đội kỹ thuật kết hợp của Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đã lên kế hoạch rút Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại nước này (MONUSCO).
AU cho rằng một khế ước xã hội mới gắn liền với phát triển giáo dục và kỹ năng là chìa khóa để giải phóng tiềm năng của châu Phi và đáp ứng nguyện vọng của người dân châu lục.
Ngày 30/10, Liên hợp quốc cho biết, bạo lực leo thang đã đẩy số người phải di tản trong nước ở Cộng hòa Dân chủ Congo lên mức kỷ lục 6,9 triệu người.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 3/10, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và quân đội CHDC Congo đã phát động chiến dịch chống nhóm vũ trang CODECO.
Số trẻ em được các nhóm vũ trang tuyển dụng và sử dụng ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã tăng 45% trong 6 tháng đầu năm 2023 lên khoảng 1.100 em, trong khi hơn 400 trẻ em bị giết trong cùng giai đoạn.
Các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ chạy đua tìm cách cứu chính phủ khỏi nguy cơ đóng cửa vào tháng 10 tới.
Một đại tá, một trung tá và bốn binh lính của lực lượng cận vệ cộng hòa bị tòa án ở Goma truy tố vì 'tội ác chống lại loài người' trong cuộc đàn áp của quân đội vào các cuộc biểu tình bạo lực.
Chính phủ CHDC Congo ngày 5/9 đã buộc tội 6 binh sĩ liên quan tới vụ sát hại trên 40 người biểu tình trong cuộc đàn áp của quân đội vào các cuộc biểu tình bạo lực chống Liên hợp quốc (LHQ) tại miền Đông nước này.
Quân đội Congo cho biết xung đột xảy ra tại các cuộc biểu tình chống Liên hợp quốc đã khiến hơn 30 người thiệt mạng và 160 người đã bị giam giữ.
Tổng Thư ký LHQ Guterres đã nêu bật tình hình ảm đạm tại CHDC Congo và vạch ra kế hoạch rút quân nhanh chóng và có trách nhiệm của MONUSCO sau gần 25 năm hoạt động tại quốc gia Trung Phi này.
Theo thị trưởng thành phố Bukavu, các nạn nhân thiệt mạng trong vụ sập trường học đang xây dựng gồm một quận trưởng, giám đốc trường tiểu học, một cố vấn và một giáo viên.
Ngày 12/6, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) đã lên án những cuộc tấn công tàn bạo của các lực lượng phiến quân nhằm vào người tản cư ở CHDC Congo, nhấn mạnh tình trạng bạo lực tại quốc gia này đã cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội và khiến nhiều gia đình bị mất nhà ở.
Tổng thư ký LHQ cho biết sự hồi sinh của lực lượng dân quân M23 đã khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng các cam kết được đưa ra ở Nairobi, Luanda vào năm ngoái.
Liên hợp quốc đã sơn màu cam sáng cho hai chiếc trực thăng màu trắng đang làm nhiệm vụ cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo ở miền Đông Congo nhằm tránh các cuộc tấn công của lực lượng dân quân bằng cách phân biệt chúng với các máy bay khác.