Du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư, khai thác

Với đặc thù tỉnh miền núi với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, Ðiện Biên có tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong khi loại hình du lịch này phù hợp với xu hướng du lịch xanh, góp phần phát huy được lợi thế của tỉnh, giúp chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết, tích hợp đa ngành. Ðây cũng là một trong những giải pháp căn cơ, động lực để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, tại tỉnh ta, du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư khai thác một cách hiệu quả…

Sặc sỡ trang phục truyền thống người Hà Nhì Hoa

Là một trong những loại trang phục truyền thống cầu kỳ nhất của người đồng bào thiểu số vùng cao, trang phục truyền thống của phụ nữ Hà Nhì Hoa sặc sỡ, tươi tắn như những bông hoa của núi rừng Tây Bắc.

Độc đáo Lễ Gạ ma thú của cộng đồng dân tộc người Hà Nhì ở Điện Biên

Lễ Gạ ma thú (cúng bản) - nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của người Hà Nhì diễn ra vào mùa xuân nhằm hướng về cội nguồn, tổ tiên, tạ ơn trời đất, cầu mong một năm mới mùa màng bội thu.

Gìn giữ nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - vùng cực Tây Tổ quốc.

Tết sớm Hà Nhì nơi ngã ba biên giới

ĐBP - Là 1 trong 10 dân tộc sinh sống lâu đời tại huyện Mường Nhé, người Hà Nhì sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Người Hà Nhì có khá nhiều lễ hội được bảo tồn, lưu giữ, mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo, trong đó tết cổ truyền 'Hồ Sự Chà' là một nét văn hóa vô cùng độc đáo.