Mới đây, tờ Nhật báo Trùng Khánh (Trung Quốc) đăng bài phân tích chuyên sâu về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với thành phố đông dân nhất Trung Quốc (khoảng 32 triệu dân), với những đánh giá tích cực về kết quả trao đổi thương mại trong những năm gần đây và triển vọng gia tăng kim ngạch thương mại sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Trùng Khánh.
Trong 3 quý đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 5.090 tỷ nhân dân tệ (khoảng 715,7 tỷ USD), tăng 9,4% so cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm qua (17/10) cho biết, nước này sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới nổi như công nghệ thông tin, năng lượng mới và kinh tế số...
Ngày 17/10, tại cuộc họp báo tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã chia sẻ về kết quả và triển vọng hợp tác thương mại-đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các thương hiệu Việt đua nhau 'khoe sắc' tại hội chợ CAEXPO, tổ chức từ ngày 24-28/9, tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, và hy vọng thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc và ASEAN.
Sáng 24/9, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 21 năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự sự kiện này.
Hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị hai bên tích cực phối hợp thu xếp tốt các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, triển khai hiệu quả các cơ chế trao đổi quan trọng giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian tới; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất đạt nhiều tiến triển mới, nhất là kết nối hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ qua biên giới Việt-Trung;
Trong khuôn khổ tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, chiều 24/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với đồng chí Đinh Tiết Tường, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Với chủ đề 'Thân thiện, chân thành, lợi ích, hòa nhập và cùng phát triển, đặt những viên kim cương để trở thành nhà vô địch tạo ra tương lai,' CAEXPO và CABIS có gần 3.000 doanh nghiệp tham gia.
Ngày 23/9, tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị bàn tròn chia sẻ dự án 'Lưỡng quốc song viên' và hợp tác ngành nghề Trung Quốc-ASEAN lần thứ 2 năm 2024. Đây là hội nghị bên lề, trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc được tổ chức trong 2 ngày 23 và 24/9.
Các nhà xuất khẩu sẵn sàng cho hội chợ CAEXPO thường niên tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Hội chợ Trung Quốc-ASEAN đã thiết lập một nền tảng quan trọng để Trung Quốc và các nước ASEAN tăng cường hợp tác thực chất, đồng thời chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO), Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 23-24/9.
Những năm gần đây, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển nhanh chóng và hợp tác đầu tư đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch song phương vượt 200 tỷ USD trong 3 năm liên tiếp, đạt 145,07 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 20,9% so mức cùng kỳ năm ngoái.
Trong những năm gần đây, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển nhanh chóng, hợp tác đầu tư đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Với lợi thế tiếp giáp biên giới, gần gũi về cả địa lý lẫn văn hóa, con người, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu đời và giao lưu, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Việt Nam trong nhiều năm qua.
Ngày 20/4, Đoàn công tác của chính quyền thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, do đồng chí Nông Sinh Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Bí thư Thành ủy Nam Ninh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Hà Nam. Tham gia đoàn còn có đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi hai bên tuyên bố xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
Phát biểu trong chuyến làm việc tại Quảng Tây ngày 5/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, Quảng Tây cần tăng cường giao lưu, hợp tác với Việt Nam và tiếp tục cải thiện kết nối cơ sở hạ tầng xuyên biên giới.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung Quốc được kỳ vọng tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) về ý nghĩa chuyến thăm, tình hình và triển vọng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Với nỗ lực chung của cả hai bên, Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc về tổng thể tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả quan trọng.
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm.
Trong 15 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến thăm cấp cao, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nâng tầm Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua duy trì đà phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022).
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có những kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tháng 12 đã khẳng định sự coi trọng cao độ và ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
LTS: Phát huy vai trò của hợp tác địa phương và hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thúc đẩy, làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, củng cố tình hữu nghị và tạo nền tảng xã hội tích cực, thuận lợi cho quan hệ song phương, là mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung và được các cấp, các ngành hai bên tích cực triển khai cụ thể hóa.
'Thực tiễn cho thấy, không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung là phù hợp với nhu cầu và lợi ích, là hòa bình, hợp tác và phát triển lâu bền của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế lớn của thời đại...', nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với TG&VN.
Với nhu cầu tiêu dùng khá đa dạng các sản phẩm nông sản chế biến như trà, cà phê, chanh dây, sầu riêng, Trung Quốc đang là thị trường lớn để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.
Malaysia dự định tăng gấp đôi lượng dầu cọ xuất khẩu sang Trung Quốc, trong nỗ lực đối trọng với nỗ lực của EU nhằm cắt giảm nhập khẩu của chính Malaysia.
Tại hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) năm nay, Khánh Hòa có 4 doanh nghiệp tham gia, kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và ASEAN.
Dòng chảy đầu tư tăng tốc nhanh trong tám tháng đầu năm 2023, trên cả khía cạnh đầu tư trực tiếp và gián tiếp dù nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ từ sự suy thoái toàn cầu. 'Cần làm gì để đón dòng vốn ngoại đang tăng tốc' là câu hỏi không mới trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng bối cảnh ngày nay đã có sự thay đổi nhất định về xu hướng đầu tư và tiêu dùng, đặc biệt trước những yêu cầu mới về sản xuất xanh và bền vững.
Quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đang trở thành mô hình hợp tác năng động và thành công nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là một điển hình cho thấy cách thức hợp tác để thúc đẩy xây dựng một công đồng vì một tương lai chung cho tất cả. Tuyên bố được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đưa ra tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh.
Suốt nhiều năm qua, sự tham dự của Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) được tổ chức tại thành phố Nam Ninh - 'Thành phố xanh', thủ phủ tỉnh Quảng Tây luôn được chào đón bởi nước chủ nhà Trung Quốc. Việt Nam luôn tham dự CAEXPO với diện tích lớn nhất, số doanh nghiệp đông nhất, quy mô nhất, phong phú nhất.
Trưa 17/9, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã rời sân bay quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc về sân bay Quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội chợ Trung Quốc- ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đẩy mạnh kết nối chiến lược phát triển đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20, từ ngày 16 đến ngày 17/9/2023 theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Khu gian hàng thương mại Việt Nam trong kỳ hội chợ lần này với sự tham gia của 120 doanh nghiệp với 200 gian hàng, tổng diện tích khoảng 4.000m2. Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô lớn nhất tại Hội chợ, sau nước chủ nhà Trung Quốc.
Ngày 17/9, Malaysia và Trung Quốc ký kết 3 Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) trị giá gần 20 tỷ Ringgit (4,3 tỷ USD), trong đó, có thỏa thuận nâng mức xuất khẩu dầu cọ sang Trung Quốc lên 500.000 tấn/năm.
Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 hôm nay (17/9) khai mạc tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục là quốc gia tham dự với quy mô lớn nhất tại kỳ hội chợ lần này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn với ưu thế gần gũi địa lý, Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc.
Sáng 17-9, tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và lãnh đạo các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20.
Tại kỳ Hội chợ lần này, khu gian hàng thương mại Việt Nam có quy mô lớn nhất sau nước chủ nhà Trung Quốc, với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao thuộc các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh.