Đến nay, Hà Tĩnh đã có 6 đơn vị y tế tham gia mô hình khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương. Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia đầu ngành, nhiều bệnh nhân nặng đã điều trị hiệu quả ngay tại tỉnh nhà.
Ứng dụng mạnh mẽ CNTT, không ngừng đơn giản hóa thủ tục hành chính, các cơ sở khám chữa bệnh ở Hà Tĩnh đã nhận được sự hài lòng của 87,7% người bệnh ngoại trú và trên 90,6% người bệnh nội trú.
Sự kiện khánh thành 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa, với sự tham dự và trực tiếp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng nhiều vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... là một trong nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng của ngành y tế trong năm 2020. Thực hiện Đề án Khám chữa bệnh từ xa, góp phần thực hiện thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 1 năm đưa vào vận hành đơn vị tim mạch can thiệp, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã làm chủ nhiều kỹ thuật mới trong lĩnh vực tim mạch và được Viện Tim mạch quốc gia công nhận là 'Đơn vị tim mạch can thiệp độc lập'.
Mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu khoảng 2.000 - 2.500 ca đột quỵ não, không chỉ người già mà với mọi lứa tuổi và xảy ra ở mọi thời điểm. Đây là bệnh lý đứng thứ 2 về nguy cơ tử vong và đứng đầu về tàn phế trong mô hình bệnh tật.
Nhận đỡ đầu hỗ trợ xã Hương Thủy, huyện Hương Khê phấn đấu về đích nông thôn mới 2021, vừa qua, bác sỹ Lê Ngọc Châu – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế và lãnh đạo một số bệnh viện, trung tâm đã trao 405 triệu đồng xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình khó khăn và cải tạo nhà văn hóa thôn 4, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người dân trên địa bàn xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà.
Ngành Y tế Hà Tĩnh đã có những bước đi mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động chuyên môn, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.
Bác sỹ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết: đơn vị vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị tuốc nơ vít đâm thấu tim nguy kịch.
Thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (CCQ&DN) tỉnh Hà Tĩnh với 108 tổ chức cơ sở Đảng đã đăng ký và thực hiện 116 công trình, phần việc với tổng số kinh phí đầu tư hơn 400 tỷ đồng.
Rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn. Chính vì thế, giới doanh nhân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hoạt động thể thao để có sức khỏe tốt chèo lái 'con thuyền' doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Hệ thống Khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) giúp người dân tiếp cận với dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém, an toàn, không cần phải đến bệnh viện (BV) khi chưa thực sự cần thiết.
Tham gia mô hình khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến trên, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, TTYT huyện Tam Đường (Lai Châu) đã có sự phát triển vượt bậc. Nhiều bệnh nhân nặng điều trị tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được điều trị hiệu quả mà không phải chuyển lên tuyến trên, các bác sĩ tại cơ sở có cơ hội được nâng cao tay nghề chuyên môn.
Để ứng phó với các nguy cơ của dịch Covid-19, các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn Hà Tĩnh đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch với các giải pháp đồng bộ, chặt chẽ.
Hàng quán, đường phố Đà Nẵng vắng vẻ trong đêm đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày sau khi địa phương này phát hiện các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Song song với sửa chữa, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Lai Châu còn chủ động phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo về an toàn điện trong mùa mưa lũ.
Sau hơn 2 tháng được Bộ Y tế lựa chọn thí điểm triển khai, mô hình khám, chữa bệnh (KCB) từ xa của BV Đại học Y Hà Nội đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực về chuyên môn và công tác điều trị cho bệnh nhân ở cơ sở tuyến dưới. Mô hình này được nhận định là xu thế tất yếu của nền y tế 4.0. Để triển khai mô hình này hiệu quả, Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện chính sách và nguồn kinh phí theo Đề án 'Khám, chữa bệnh từ xa' giai đoạn 2020-2025 mà Bộ vừa phê duyệt.
Bác sỹ Hoàng Quang Trung - Giám đốc BVĐK Hà Tĩnh cho biết, các bác sỹ Khoa Ngoại thần kinh vừa thực hiện thành công kỹ thuật bơm xi măng sinh học vào cột sống cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống, loãng xương dưới sự hướng dẫn của Bệnh viện Trung ương Huế.
Đó là mục tiêu được Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng sản phẩm trong nước và toàn cầu bắt đầu tái kết nối, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từng bước được khôi phục, bảo đảm việc làm cho người lao động, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh sẽ đầu tư xây dựng khu xạ trị nhằm giúp người bệnh giảm chi phí, thời gian đi lại và giảm tải cho tuyến trên.
Chiều 21/4, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức khám chữa bệnh từ xa cho một số bệnh nhân tại BVĐK Hà Tĩnh.
BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa khai trương đưa vào vận hành phòng xét nghiệm sinh học phân tử chuẩn đoán Covid- 19 bằng kỹ thuật Realtime PCR.
Th.s. Bs. Hoàng Quang Trung, Giám đốc BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thông tin cho phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Y tế, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế, người dân khi đến viện.
Để tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid -19, các bệnh viện ở Hà Tĩnh sẽ không tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam ((27/2/1955 - 27/2/2020).
Sau khi từ Phúc Kiến trở về Việt Nam, anh Trung xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, ho có đờm, không có triệu chứng khó thở. Anh tự điều trị tại nhà nhưng không khỏi.
Đến nay, có gần 2.000 suất quà tết được ngành Y tế Hà Tĩnh và cộng đồng trao tận tay cho những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân nặng phải ở lại các cơ sở khám chữa bệnh, giúp họ nỗ lực hơn để chiến đấu với bệnh tật.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, trong 3 năm qua, ngành y tế Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng cơ sở xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Sáng ngày 09/11/2019, trường THPT Xuân Huy, huyện Yên Sơn tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường (1979-2019).
Nhờ thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cùng 5 bệnh viện tuyến huyện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật mới, góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (BVĐK) vừa tiếp tục can thiệp thành công mạch vành cho 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
Một bệnh nhân nữ bị vi khuẩn 'ăn thịt người' ăn mất cánh mũi, ở Hà Tĩnh có bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất ngón chân. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người.
Vi khuẩn ăn thịt người sống trong đất, con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn.
Với triệu chứng sốt cao, 2 ngón bàn chân phải sưng, chảy dịch có mùi hôi, một ông cụ nhập viện và được xác định dương tính với khuẩn 'ăn thịt người'
Một bệnh nhân tại Hà Tĩnh vừa được phát hiện mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là 'vi khuẩn ăn thịt người'. Đây là căn bệnh hiện chưa có vắc-xin tiêm phòng.
Bác sỹ Hoàng Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phát hiện một bệnh nhân bị mắc bệnh Whitmore, một loại vi khuẩn 'ăn thịt người'.
Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mang tên Whitmore nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, hiện bệnh viện đang tiến hành làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Được xác định mắc bệnh whitmore, nhưng bệnh nhân tại Hà Tĩnh đáp ứng chậm với quá trình điều trị và buộc phải chuyển lên tuyến trên.
Một bệnh nhân tại Hà Tĩnh vừa được các bác sĩ xác định bị nhiễm 'Vi khuẩn ăn thịt người' được gọi là bệnh Whitmore với diễn biến nặng dần gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một bệnh nhân bị mắc bệnh whitmore được tạo ra bởi vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei mà giới y học gọi bằng ác danh 'vi khuẩn ăn thịt người'.