Gỡ khó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm sớm đưa kinh tế của Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số khu, CCN còn nhiều vướng mắc và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn.

Giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 02-NQ/TU, ngày 28/12/2015 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đã đạt được kết quả tích cực. Hoạt động CN góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH, song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải cách hành chính, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN, ưu tiên phát triển CN có lợi thế, gắn với bảo vệ môi trường.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Giải pháp có 1% diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp

Bài 1 - 'Điểm nghẽn' phát triển công nghiệp (HBĐT) - Những năm qua, việc phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp (CN) được quan tâm và có những kết quả đáng kể, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều 'điểm nghẽn' trong quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển CN.

Xây dựng vùng động lực thành vùng phát triển năng động

Theo Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 8/11/2011 của UBND tỉnh, vùng động lực (VĐL) của tỉnh gồm: TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn (cũ), huyện Lương Sơn và phía Bắc huyện Lạc Thủy. 'Xây dựng VĐL trở thành vùng phát triển năng động, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; phát triển KT-XH nhanh, bền vững, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác của tỉnh; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, QP-AN'. Đó mục tiêu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra tại Nghị quyết số 17, ngày 3/10/2017 về phát triển VĐL tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đã từng bước được hiện thực hóa, đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của vùng nói riêng và của tỉnh nói chung. Bài 1 - Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ

Doanh nghiệp nước ngoài đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng chí Dương Như Rụ, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh cho biết: Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu là DN Nhật Bản, Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, tập trung tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, cơ bản triển khai dự án nhanh, bảo đảm tiến độ đề ra và hoạt động tốt, tạo được sự tăng trưởng ổn định, bền vững.

5 tháng, quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án

Theo báo cáo của UBND tỉnh đánh giá về tình hình KT-XH tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, trong tháng 5, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 200 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 5 đã quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 3.911,2 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký 0,4 triệu USD.

Nâng cao đời sống công nhân lao động khu công nghiệp

Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) với hơn 19.400 công nhân lao động (CNLĐ), trong đó, lao động là người địa phương chiếm 90%. Những năm qua, doanh nghiệp (DN) trong các KCN cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động. Nhận thức của chủ sử dụng lao động về nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ có bước chuyển biến tích cực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ trong các KCN từng bước được cải thiện.

Dẫn đầu đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

Thành lập từ năm 2002, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại KCN bờ trái sông Đà, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) luôn đạt doanh thu cao, ổn định. Nhiều năm giữ vai trò là doanh nghiệp có đóng góp hàng đầu cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh

Bùi Văn Tỉnh Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy (HBĐT) - Năm 2019 là năm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Khai thác lợi thế phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ

Với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh ta có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp (KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm.

Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra mục tiêu: Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng du lịch, thương mại… tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Xây dựng phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc' tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thời gian hơn 5 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, những năm qua, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả SX-KD, cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo tốt các chính sách, nâng cao đời sống người lao động, Công ty HNT Vina (KCN Lương Sơn) còn thường xuyên quan tâm thực hiện tốt các quy định của pháp luật; tổ chức phát động, vận động cán bộ, công nhân viên tích cực tham gia phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)'.

Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng ước đạt 23.510 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Trong tháng 8, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.150 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 23.510 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ, thực hiện 62,87% kế hoạch năm.