Bước sang năm 2024 dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng những tín hiệu về đơn hàng, tiêu thụ đã quay trở lại. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực, tập trung vượt khó, đổi mới phương thức quản trị và nâng cao chất lượng sản phẩm để ổn định sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Giai đoạn 2021 - 2030, Thanh Hóa được giao chỉ tiêu phải hoàn thành ít nhất 13.787 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Riêng trong năm 2024, Thanh Hóa đăng ký với Bộ Xây dựng hoàn thành...
Chị Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1989, trú tại Quảng Thành, TP Thanh Hóa) hỏi: Hiện tôi đang ký hợp đồng 01 năm với công ty da giày đóng tại khu công nghiệp Lễ Môn. Do chế độ đãi ngộ không như mong muốn nên tôi có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người lao động?
Giai đoạn 2015 - 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 20 dự án xây dựng nhà ở xã hội được triển khai thực hiện. Trong số đó, có 4 dự án nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, với 2.000 căn hộ...
Trở về quê sinh sống, khi đi qua khu công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa), anh Nguyễn Hữu Hải (46 tuổi, quê ở Quảng Hùng, TP Sầm Sơn) quan sát thấy tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ đi làm và tan ca của công nhân, anh nghĩ đến việc hỗ trợ điều tiết giao thông.
Sau 'phép thử' COVID-19, 'cơn bão' suy thoái kinh tế dường như còn là một liều 'thuốc thử liều cao' hơn và đến một cách bất ngờ, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không kịp trở tay. Làm sao để chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn? Nghe hình như mâu thuẫn, nhưng đó là đòi hỏi tất yếu!
Trợ lực doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch, các cơ quan từ Trung ương tới tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách, chỉ đạo, cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, nếu các chính sách hỗ trợ này vẫn mới chỉ... ở trên tivi, báo đài mà chưa đi được vào thực tiễn, các DN sẽ tiếp tục chìm trong khó khăn kéo dài.
Năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa vẫn vượt dự toán 16,6%, với số thu đạt 41.200 tỷ đồng. Trong thành quả này, các doanh nghiệp (DN) lớn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các khu công nghiệp (KCN) đóng góp tới 22.922 tỷ đồng, chiếm 55,6% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
Một trong những mô hình hay được ghi nhận trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đó là mô hình 'Tổ an ninh công nhân' trong các doanh nghiệp. Mô hình đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc đình công, ngừng việc tập thể của công nhân cũng như giữ gìn ANTT tại cơ sở.
Bằng việc dành quỹ thời gian để hỗ trợ lực lượng chức năng tham gia điều tiết giao thông tại ngã ba Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa), anh Nguyễn Hữu Hải (ở xã Quảng Hùng, TP Sầm Sơn) ban đầu bị coi là 'gã gàn' vô công rồi nghề nhưng lâu dần hình ảnh đẹp của anh đã lan tỏa giữa đời thường, góp phần nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông, giảm thiểu những vụ tai nạn không đáng có.
Phát triển công nghiệp được Thanh Hóa xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành công nghiệp Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 15,41%, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ 'bén rễ bền chặt trong lịch sử' Việt Nam - Italia đã trải qua tròn nửa thế kỷ. Dấu mốc đặc biệt này đã một lần nữa khẳng định tinh thần mà hai nước cùng hướng đến là 'Trân trọng - Hiểu biết - Hợp tác'. Từ đó, tiếp tục mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, để cùng tự tin hướng tới tương lai tốt đẹp.
Những năm qua, Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKT Nghi Sơn và các KCN) đã và đang trở thành 'đòn bẩy' phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Thanh Hóa. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2021 – 2023, thu ngân sách KKT Nghi Sơn đạt hơn 51.200 tỷ đồng.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã có văn bản gửi UBND thành phố Thanh Hóa, đề nghị phối hợp xử lý vi phạm hành chính về xây dựng đối với một số doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa.
Hàng loạt vi phạm về xây dựng như các hạng mục sai thiết kế, không có trong quy hoạch được phê duyệt... của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Lễ Môn (phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa) vừa được lực lượng chức năng phát hiện, đề nghị xử lý.
Để góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa những năm qua là đẩy mạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN). Kết quả bước đầu đã có, nhưng đồng thời không ít khó khăn, thách thức cũng đang đặt ra và đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp trong giải quyết, tháo gỡ.
Thời gian qua, ngành giao thông và các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, góp phần bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia lưu thông trên các tuyến đường bộ.
Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Nhiều đối tác song phương, đa phương trong các FTA là những thị trường khó tính về tiêu chuẩn nhập khẩu, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, các nước EU... Ngoài ra, một số đối tác thương mại lớn khác của Thanh Hóa với nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao, dư địa còn rộng mở là cơ hội và triển vọng tăng trưởng đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Thanh Hóa.
Gần 1 năm nay, người đàn ông hơn 40 tuổi vẫn mệt mài đều đặn sáng tối ra khu vực ngã 3 giao cắt giữa quốc lộ 47 với khu công nghiệp Lễ Môn (Thanh Hóa) phân luồng, hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho hàng nghìn công nhân khi qua đường.
Với 32 doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN), Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 3 cả nước về số lượng DN hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ những công trình nghiên cứu, nhiều DN đã thương mại hóa sản phẩm KH&CN vào thực tiễn; đồng thời đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ và quy trình quản lý hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thương trường.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt hành vi vi phạm hành chính các Công ty tại Thanh Hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa, Tổng Công ty xây dựng Thanh Hóa – CTCP, Công ty Cổ phần Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải
Ngày 28/9 tại thị xã Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị phổ biến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tính đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Thanh Hóa đã thu hút được 3 dự án đầu tư hạ tầng và 325 dự án thứ cấp, với tổng số vốn đăng ký hơn 16.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 59.146 lao động.
Cụm công nghiệp Liên Hoa có diện tích khoảng 38,43 ha với tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng, dự kiến có thể cho thuê từ cuối năm 2026.
Với TP Thanh Hóa, công nghiệp giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế. Nhằm đưa công nghiệp của thành phố phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong chặng đường mới, Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra Chương trình trọng tâm 'Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề'. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện chương trình trọng tâm trên lĩnh vực công nghiệp của thành phố đã có bước phát triển mới, là những tín hiệu cho sự kỳ vọng.
Dịp Quốc khánh 2-9 năm nay, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày. Tuy nhiên, do đặc thù một số ngành, lĩnh vực sản xuất, một số nhà máy, công xưởng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh vẫn hoạt động. Cùng với đó, từ tín hiệu khả quan hơn của các đơn hàng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, một số nhà máy cũng huy động cán bộ kỹ thuật, công nhân tham gia sản xuất trong kỳ nghỉ lễ để đáp ứng tiến độ giao hàng, với kỳ vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm.
Nhà đầu tư 'kêu trời' với muôn vàn khó khăn như giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính... gây nên ra sự chậm trễ trong việc triển khai dự án. Phía chính quyền địa phương thừa nhận những bất cập trên và tiếp tục 'chỉ đạo' các cơ quan chức năng để giải quyết.
Các dự án nhà ở xã hội ra đời góp phần cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân thu nhập thấp. Cũng vì nhu cầu lớn, các dự án nhà ở xã hội ồ ạt được triển khai. Nhưng trớ trêu thay, nhiều năm nay nhu cầu lớn thêm còn nhiều dự án thì vẫn 'dậm chân tại chỗ'.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh về số liệu khảo sát, thống kê năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 12.300 công nhân có nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó tại Khu Công nghiệp (KCN) Hoàng Long khoảng 3.000 công nhân; tại KCN Lễ Môn khoảng 3.200 công nhân; tại Khu Kinh tế Nghi Sơn khoảng 2.600 công nhân; tại TP Thanh Hóa khoảng 1.000 công nhân; tại các huyện khoảng 2.500 công nhân. Đó là chưa kể đến nhóm đối tượng là lao động tự do có mức thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở. Như vậy, có thể nói, nhu cầu về NƠXH tại Thanh Hóa là có, song hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa 'mặn mà' tham gia đầu tư dự án NƠXH. Ngoài các dự án cũ đã và đang triển khai những năm trước đây, trong vòng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 dự án NƠXH ở phường Nam Ngạn được chấp thuận chủ trương và đã lựa chọn được chủ đầu tư.
Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các khu công nghiệp (KCN) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Song, không thể phủ nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, để KKTNS và các KCN tiếp tục khẳng định vai trò 'đầu tàu' phát triển.
Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh hiện có 77 công trình nhà cao từ 10 tầng trở lên, bao gồm: 55 khách sạn; 2 bệnh viện, cơ sở y tế; 10 trụ sở làm việc, văn phòng; 8 nhà tập thể, nhà chung cư và 2 công trình nhà đa năng. Tuy nhiên, qua kiểm tra nhiều nhà cao tầng không đảm bảo về công tác PCCC & CNCH.
Qua công tác điều tra cơ bản của Công an tỉnh Thanh Hóa, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) tại các công trình cao tầng còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Nước kênh dọc tuyến quốc lộ 47, đoạn qua khu vực Khu công nghiệp Lễ Môn (phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ chuyển màu khiến nhiều người dân lo lắng.
Mặc dù cấp ủy, chính quyền các địa phương, lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp xử lý những tồn tại, bất cập về tình trạng họp chợ cóc, chợ tạm, tuy nhiên những vi phạm này vẫn tái diễn. Điều đáng nói là các chợ này hầu hết đều tập trung ở ven đường, gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc ở trong khu dân cư... Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự, an toàn giao thông.
Trước nhiều thách thức của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) vẫn đạt được con số đáng khích lệ. Trong thành quả này, ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế đầu tàu trong hành trình khôi phục và phát triển kinh tế sau 'bão dịch'.
'Các sở, ngành liên quan rà soát lại tiến độ, nghĩa vụ tài chính, đất đai và làm việc với chủ đầu tư, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan, đề xuất các giải pháp khắc phục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội'. Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm tại hội nghị nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và tình hình đỗ xe ở các nhà chung cư.
Thay vì cho con học văn hóa vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã lựa chọn dành khoảng thời gian này để rèn luyện, phát triển kỹ năng cho trẻ. Qua đó, không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn thắt chặt sợi dây gắn kết, yêu thương trong mỗi gia đình.
Ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện đã có nhiều khu, cụm công nghiệp và các làng nghề đi vào hoạt động. Việc kiểm soát nguồn ô nhiễm từ hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường.
Từ ngày 3 đến ngày 7-7, Sở Công Thương Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) cử Đoàn công tác sang làm việc, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực công thương tại thành phố Hà Nội.
Hàng loạt sự kiện hợp tác, kết nối giữa Sở Công Thương Hà Nội và Sở Công Thương Viêng Chăn sẽ diễn ra từ 3-7/7/2023 tại Hà Nội và Thanh Hóa.
Nếu như trước đây lao động phổ thông không có chứng chỉ, bằng cấp nghề vẫn dễ dàng tìm được việc làm thì nay dưới tác động của khoa học - công nghệ mới và quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp, người lao động có trình độ, kỹ năng hạn chế sẽ khó thích ứng để tìm cho mình một 'chỗ đứng' ổn định.
Nhờ đầu tư cho công nghệ chế biến sâu cùng phương pháp quản lý chất lượng tối ưu, ngoài sản phẩm gạch men kích cỡ 30 cm x 60 cm đã có mặt tại thị trường Mỹ hơn 3 năm nay, hiện Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza đã sản xuất thành công các dòng sản phẩm gạch men kích thước lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ như: 1m x 1m; 75cm -1,5m; 1,2m x 2,4m...
Chiều 18 - 5, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh.
Là thị trường 'khó tính' hàng đầu thế giới với những tiêu chuẩn khắt khe, việc tăng cường giao thương với Nhật Bản không chỉ giúp gia tăng giá trị hàng hóa, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp (DN) 'trưởng thành' hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.
Quan tâm, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, các dự án khu công nghiệp trên địa bàn có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.
Thanh Hóa có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, tuy nhiện mới chỉ có hạ tầng kỹ thuật - giai đoạn 1 Khu công nghiệp Lễ Môn (thành phố Thanh Hóa) là hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy, đã được thẩm duyệt và nghiệm thu. Tất cả các khu công nghiệp khác đều chưa hoàn thiện hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy do chưa đúng, đủ yêu cầu hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nên chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định mới.