Xu hướng các thương hiệu đình đám thế giới mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đã chứng tỏ Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, Hà Nội cùng cả nước đã trở lại nhịp sống bình thường mới tươi vui, rộn rã hơn...
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với DN năm 2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cùng với việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách theo chủ trương của T.Ư, Hà Nội tiếp tục triển khai 6 nhóm giải pháp phát triển kinh tế trọng tâm.
Thời điểm thành lập huyện cách đây 45 năm, Sóc Sơn có điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn. Dù vậy, sau gần nửa thế kỷ đi lên cùng Thủ đô và đất nước, đến nay cơ cấu kinh tế của địa phương đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực.
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn Hà Nội đã có sự hồi phục đáng kể. Thành phố Hà Nội đã yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất, các sở, ngành liên quan cùng chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp nhằm mở rộng các khu công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế.
300 người lao động (NLĐ) được tham gia khóa học nghề sơ cấp Cắt gọt kim loại và Hàn sẽ được nâng cao kỹ năng nghề; họ sẽ là những hạt nhân lan tỏa về đào tạo, đào tạo lại trong DN.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết: lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý thu hút đầu tư được 4 dự án mới vốn đăng ký 1 triệu USD và 450 tỷ đồng; 12 dự án đầu tư mở rộng vốn đăng ký 60 triệu USD và 30 tỷ đồng. Tổng mức thu hút đầu tư 81 triệu USD quy đổi.
Thêm một mảnh ghép nữa của bức tranh kinh tế-xã hội đang trở lại với gam màu sáng, đó là lĩnh vực lao động và việc làm. Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy thị trường lao động việc làm quý I/2022 đang dần phục hồi trở lại cùng với đà phục hồi của nền kinh tế.
Dự thảo Đề án Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 - 2030 đang được Bộ KH&ĐT khẩn trương hoàn thiện để sớm trình Thủ tướng Chính phủ được nhiều DN quan tâm.
Dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong quý II/2022 nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác điều hành, đặc biệt là áp lực lạm phát.
Thống kê của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cập nhật đến 9 giờ ngày 19/2, toàn thành phố không có xã, phường, thị trấn nào ở cấp độ 3 và 4 về dịch COVID-19.
Năm mới Nhâm Dần được khởi đầu bằng những chỉ số kinh tế ấn tượng. Ngay trong tháng đầu tiên, doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng, vốn đăng ký so cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng khá cao ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Mặc dù phải trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nhưng nhờ có 'Mái ấm Công đoàn' hỗ trợ, chăm lo tận tình, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2022 nên những nhọc nhằn, vất vả của công nhân lao động dường như đã vơi đi phân nửa… Đó cũng là động lực để người lao động thêm hăng say sản xuất, gắn bó với nghề và cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Sau nửa năm triển khai, nhóm các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 đã có những kết quả khả quan. Qua đó, hỗ trợ gần 28,3 triệu lượt đối tượng, với hơn 33,5 nghìn tỷ đồng.
Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động mới ban hành hướng tới từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.
Để đối phó với cơn bão đại dịch Covid-19, nhiều biện pháp tài chính - tiền tệ chưa có tiền lệ cũng được gấp rút triển khai. Đặc biệt, Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời sửa đổi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ DN, người dân, người lao động.
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17h ngày 19/10, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.787 tỷ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy đổi; trong đó, có 47,7 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Trong hoàn cảnh có dịch Covid-19, phụ nữ Thủ đô, dù ở vị trí công việc nào, đều hăng say lao động, sản xuất, tích cực chung tay cùng thành phố thực hiện 'nhiệm vụ kép' vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Những việc làm của họ đã và đang tô đẹp thêm truyền thống 'giỏi việc nước, đảm việc nhà', góp phần đưa cuộc sống trở lại trạng thái 'bình thường mới'. Các nữ công nhân Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài (huyện Sóc Sơn) miệt mài làm việc.
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17 giờ ngày 6/10, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 8.780,2 tỷ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy đổi; trong đó, có 47,7 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Trong bối cảnh khó chồng khó do dịch bệnh, các DN FDI trong khu các khu công nghiệp (KCN) đã có nhiều giải pháp, vừa nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bảo vệ sức khỏe người lao động vừa duy trì sản xuất. Điều đáng mừng hiện nay, dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng của năm 2021 bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, thu ngân sách nhà nước tháng 8-2021 đã giảm đáng kể do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trước những khó khăn, thách thức đặt ra, ngành Tài chính đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước cả năm 2021.
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17h ngày 13/9, số dư Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhận được 8.665 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi), với tổng số 545.786 tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp.