Ngoài nhóm xây lắp, các cổ phiếu của doanh nghiệp năng lượng tái tạo cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ Luật Điện lực sửa đổi.
Với việc Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, một số doanh nghiệp niêm yết có thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp điện, phát triển năng lượng tái tạo, và thi công điện gió ngoài khơi sẽ hưởng lợi trực tiếp.
Luật Điện lực sửa đổi được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều 'nút thắt' về cơ chế với ngành điện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển.
Một trong những điểm mới Luật Điện lực 2024 vừa được Quốc hội thông qua là động viên, khuyến khích thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng công trình nguồn điện. Nhà nước sẽ ban hành các chính sách phát triển, đầu tư xây dựng để bảo đảm khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
Khi Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực, các doanh nghiệp hưởng lợi sẽ là nhóm doanh nghiệp có hoạt động xây lắp điện khi mà nhu cầu đầu tư các đường dây truyền tải 220kV trở xuống dự kiến ở mức cao...
Dự kiến 2025 sẽ là một năm có nhiều thay đổi tích cực về chính sách đối với ngành điện, với định hướng tăng cường tư nhân hóa và tăng tốc phê duyệt các dự án điện trong điểm để đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2026 trở đi.
Dư luận ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tập thể, cá nhân tham gia soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) và đặt nhiều kỳ vọng khi dự án Luật được thực thi.
Luật điện lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh...