Công trình Trường mầm non Tân Phúc do Agribank tài trợ một phần kinh phí với số tiền 2,5 tỷ đồng được xây dựng trên khu đất tổng diện tích hơn 1,800m2, sau gần một năm khởi công và xây dựng, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng với 6 phòng học khang trang đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị hiện đại; khuôn viên sân trường được quy hoạch sạch sẽ, gọn gàng, trồng cây xanh tạo bóng mát… đảm bảo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia theo quy định.
Mỗi năm Thanh Hóa quan tâm, đầu tư hạ tầng, tái định cư người dân, thế nhưng chỉ như 'muối bỏ bể' khi số hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét còn rất nhiều.
Để bảo đảm an toàn cho người dân các huyện miền núi trước nguy cơ sạt lở, lũ quét, tỉnh Thanh Hóa đã rà soát và lên phương án di dời người dân đến nơi an toàn.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, người dân ở dọc các triền đồi, bờ sông, suối nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét thường xuyên đe dọa tài sản, tính mạng nhất là mùa mưa bão. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát để lên phương án di dời tuy nhiên nguồn lực còn hạn chế.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, sự việc đồi Na Lo (thôn Tân Lập, xã Tân Phúc) bị nứt kéo dài xuất hiện từ tháng 2/2023.
Những ngày qua, 80 cô trò tại khu lẻ Trường Mầm non Tân Phúc và hàng chục hộ dân thuộc thôn Tân Lập, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) hết sức lo lắng khi đồi Na Lo - một ngọn đồi nằm ngay phía sau trường xuất hiện vết nứt lớn.
Đồi Na Lo xuất hiện vết nứt, có nơi đã xảy ra sạt trượt khiến 71 nhân khẩu và 1 khu lẻ Trường Mầm non với 80 cô, trò đang sinh sống và học tập ngay phía dưới chân đồi lo sợ.
Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã trực tiếp đi kiểm tra tại các huyện Lang Chánh và Thạch Thành, chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các khu tái định cư, di dời người dân nhanh chóng ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất.