Libya ngày 3/10 thông báo bắt đầu khởi công xây dựng một nhà máy lọc dầu tại khu vực miền Nam của quốc gia Bắc Phi vẫn chìm trong xung đột này.
Các đại diện của Thượng viện Libya có trụ sở tại Tripoli ở miền Tây và Quốc hội Libya có trụ sở tại thành phố Tobruk ở miền Đông đã tiến hành cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại thủ đô Rabat của Maroc.
Ngày 30/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua một nghị quyết gia hạn sứ mệnh Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) đến ngày 31/1/2022, một thời gian ngắn sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia Bắc Phi này.
Nga - quốc gia có quyền phủ quyết, đã không chấp thuận nội dung trong nghị quyết do Anh soạn thảo về việc rút các binh sỹ nước ngoài và lực lượng lính đánh thuê khỏi Libya cũng như vai trò của UNSMIL.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, chính quyền Libya ngày 7/9 xác nhận các lực lượng chính phủ nước này đã bắt giữ Embarak al-Khazimi, một nhân vật cấp cao của tổ chức khủng bố 'Nhà nước Hồi giáo' (IS) tự xưng, trong một chiến dịch ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Ngày 12/8, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo các phái đoàn Libya tham gia vòng đàm phán mới nhất do tổ chức này bảo trợ đã không thể đạt được thỏa thuận về khung hiến pháp để tiến tới tổ chức một cuộc bầu cử theo dự kiến vào tháng 12 tới.
'Nhóm Bộ Tứ về Libya' yêu cầu các bên tham gia xung đột ở Libya tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, đồng thời yêu cầu tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê rút quân ngay khỏi nước này.
Ngày 1/3, luật sư của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, bà Jacqueline Laffont thông báo, thân chủ sẽ kháng cáo phán quyết của tòa án Paris đưa ra trước đó cùng ngày, trong đó tuyên cựu lãnh đạo 3 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Tòa án Paris ngày 1/3 đã kết án cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy 3 năm tù vì các tội danh tham nhũng và hối lộ, trong đó có 2 năm hưởng án treo, The Guardian đưa tin.
Tòa án Paris đã kết án cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy 3 năm tù giam, trong đó có 2 năm hưởng án treo, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo thứ hai của nước Pháp bị kết án tội tham nhũng.
Bộ trưởng Nội vụ Libya Fathi Bashagha đã thoát khỏi một vụ ám sát hôm 21/2, làm dấy lên lo ngại về bạo lực bùng phát bất chấp các nỗ lực xây dựng hòa bình do Liên Hợp Quốc dẫn dắt.
Ngày 15/1, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã phải đối mặt với thêm một rắc rối pháp lý mới khi các công tố viên nước này mở một cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc ông lạm quyền .
Các công tố viên Pháp đang tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào khoản thanh toán 3,6 triệu USD của hãng bảo hiểm Nga Reso-Garantia hồi năm 2019 liên quan đến hoạt động tư vấn của ông Sarkozy tại Nga.
25 năm tù giam là bản án dành cho một trong hai đối tượng là công dân Libya đã thực hiện vụ cướp máy bay Airbus 320 xảy ra ngày 23-12-2016.
Các công tố viên Pháp ngày 16/10 cho biết họ buộc tội 'đồng phạm' đối với cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy liên quan đến các cáo buộc ông sử dụng tiền tài trợ của chính quyền Lybia khi đó cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2007.
Ông Sarkozy bị các cáo buộc 'tham nhũng,' 'thu lợi từ các quy công bị biển thủ' và 'tài trợ tranh cử bất hợp pháp' và ông Sarkozy cũng đang bị xét xử về các tội danh này.
Tòa án phúc thẩm tại thủ đô Paris (Pháp) vừa bác bỏ nỗ lực của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy trong việc yêu cầu bãi bỏ cuộc điều tra xung quanh các cáo buộc ông sử dụng tiền tài trợ của Libya cho các chiến dịch tranh cử trong năm 2007.
Tổ chức Di cư quốc tế của Liên hợp quốc (IOM) ngày 27/6 cho biết lực lượng cứu hộ đã giải cứu 93 người di cư bất hợp pháp, trong đó bao gồm cả một phụ nữ sinh con khi đang lênh đênh trên biển, khi những người này mắc kẹt ở khu vực gần bờ biển Libya.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 31/3 nhấn mạnh sự cần thiết phải ngừng bắn tại Syria và Libya trong thời gian xảy ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 24/1 cảnh báo tình hình hỗn loạn tại Libya có thể lan rộng ra toàn Địa Trung Hải nếu không sớm lập lại hòa bình.
Một tòa án ở Paris ngày 8/1 cho biết cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ phải ra hầu tòa vào ngày 5/10 vì các cáo buộc hối lộ, trở thành vị cựu tổng thống Pháp đầu tiên bị đưa ra xét xử với tội danh này.
Bà Fatou Bensouda, Tổng Công tố của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 6/11 cho biết, cơ quan này đã có 'thông tin đáng tin cậy' về vị trí của Seif al-Islam al-Kadhafi - con trai của cố lãnh đạo Libya Moamer Kadhafi - cùng với 2 đối tượng người Libya khác - gồm cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa Libya Al-Tuhamy Mohamed Khaled và một chỉ huy thuộc lực lượng quân đội miền Đông Mahmud al-Werfalli - bị cáo buộc phạm các tội ác chiến tranh.
Ngày 7/9, Lực lượng quân đội miền Đông của Tướng Khalifa Hafta Haftar đã không chấp nhận lời kêu gọi của Liên hợp quốc để ngồi vào bàn đàm phán. Tướng Ahmed al-Mesmari-phát ngôn viên của Lực lượng quân đội miền Đông, cho rằng giải pháp quân sự là cách thức tốt nhất để chấm dứt xung đột hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông, ngày 11/7, một quả bom xe đã phát nổ trong đám tang của ông Khalifa al-Mesmari, một cựu chỉ huy quân đội ở thành phố Benghazi của Libya, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 33 người khác bị thương. Ông Mesmari là chỉ huy lực lượng đặc biệt dưới thời cố lãnh đạo Moamer Kadhafi.
Ngày 11/7, một quả bom xe đã phát nổ trong đám tang của ông Khalifa al-Mesmari, một cựu chỉ huy quân đội ở thành phố Benghazi của Libya, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 33 người bị thương.