Đến ngân hàng và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) không thể chen chân xếp hàng, đến tiệm vàng thì được thông báo hết vàng…, vì vậy, không ít người muốn mua vàng phải lên chợ mạng, hội nhóm online để 'muốn mua bao nhiêu cũng có'.
Mỗi lần nghe 2 cháu ngoại khóc vì nhớ mẹ, ruột gan ông Võ Văn Há (SN 1954) như đứt từng khúc. Ông kể, nhận được tin cha bệnh nên con gái ông là chị Võ Thị Thanh Tuyền (SN 1994, ngụ ấp Phú Tây B, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) chạy về thăm. Sáng hôm sau chị dậy sớm đi làm, sau đó bị tai nạn giao thông, ra đi mãi mãi ở tuổi 28.
Chưa đến 40 tuổi mà cuộc đời của chị Vũ Thị Thủy (ngụ phố Hòe Thị, thị trấn Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) gặp quá nhiều bất hạnh. Năm 2017 chồng mất đột ngột do tai nạn giao thông lúc chị mới sinh đứa con thứ hai, nỗi đau quá lớn khiến người vợ trẻ tưởng chừng không vực dậy được, nhưng khi nghe tiếng khóc con thơ, chị biết mình phải gắng gượng sống vì các con. Làm công nhân may đồng lương eo hẹp, chị Thủy thường xuyên tăng ca mới đủ chi phí sinh hoạt và nuôi hai con ăn học.
Bé Lê Ngọc Diễm My (ảnh, 12 tuổi) ở trọ tại số 415/10/4 Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM mắc căn bệnh u não, đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 12 lần hóa trị tại Khoa Nội ung bướu nhi - Bệnh viện Ung bướu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Điều trị tại khoa Nội tim mạch - Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, bà Phạm Thị Dân (ảnh, SN 1958, ngụ ấp Thạnh Hưng A, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) luôn cởi mở, hòa nhã, đôi lúc pha chút dí dỏm giúp mọi người vơi bớt nỗi lo bệnh tật. Ít ai biết ẩn sau nụ cười đôn hậu ấy là một cuộc đời thăng trầm, hết lòng vì chồng con.
Bà Bùi Thị Hậu (55 tuổi) cùng con gái Bùi Trần Hà Vy (16 tuổi, ở thôn Hội An Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang sống những ngày cùng cực do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn lại phải mang trong người chứng bệnh nan y.
Cầm toa thuốc đặc trị của vợ, anh Lê Hữu Nhân bần thần nghĩ đến gia cảnh khốn cùng và 2 đứa con nheo nhóc đang đợi ở nhà. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Bé Ly (SN 1990) mắc bệnh ung thư trực tràng từ tháng 7/2023, đến nay đã di căn hạch ổ bụng, hạch chậu 2 bên, tử cung và u buồng trứng. Vì bệnh tình quá nặng, bác sĩ phải mở hậu môn nhân tạo, nhưng do thành ruột yếu dẫn đến sa hậu môn, lòi cả khúc ruột ra ngoài, đau đớn vô cùng.
Em Phạm Hoàng Bích Ngọc (SN 2009, hiện đang học lớp 93 Trường THCS Trần Nhân Tông, ngụ xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) bị dị dạng mạch máu não và mạch máu tự vỡ, đang được điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, đã qua 2 lần phẫu thuật. Hoàn cảnh của Bích Ngọc vô cùng đáng thương, cha mẹ làm phụ hồ, kinh tế khó khăn nay lại càng thêm khánh kiệt...
Cậu bé nằm bất động với phần đầu quấn băng trắng toát (ảnh) là Trần Quang Huy, học sinh lớp 12 Trường THPT Long Trường, Q9, TPHCM. Tối 08/12/2023, Huy đi học về gặp chiếc xe tải đậu bên đường không có tín hiệu cảnh báo, do trời tối nên em va vào phần đuôi xe, té xuống đường chấn thương sọ não. Mất nhiều máu, Huy được đưa vào Bệnh viện đa khoa Thủ Đức cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ xác định chấn thương rất nặng, cần phẫu thuật não ngay trong đêm, gửi xương sọ nuôi cấy ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đến khi não ổn định thì tiếp tục phẫu thuật chân (gãy đùi trên, vỡ đầu gối, xương bánh chè).
Cháu Bùi Duy Gia Long (sinh năm 2015), học sinh lớp 3C - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), bị bệnh u não khi mới lên 3, đã được điều trị tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng 2 (TPHCM) và đã qua 8 lần phẫu thuật.
Nhiều năm trước khi còn sống ở Cần Thơ, vợ chồng bà Lưu Thị Kim Liên nhận nuôi mướn một đứa trẻ 4 tháng tuổi bị bại não, câm và liệt hai chân. Mẹ bé trả tiền được hai tháng rồi bỏ đi luôn không trở lại. Từ đó, Huỳnh Nhứt Lãm (SN 2000, ảnh) trở thành con nuôi bất đắc dĩ của mẹ Liên. Nhà nghèo, kiếm cái ăn quá chật vật nên vợ chồng bà Liên đem Lãm gửi vào viện mồ côi, nhưng mấy lần đưa đi rồi lại khóc ròng ẵm con về, không nỡ rời xa.
Căn nhà trọ tại số 480/65/5C Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TPHCM là nơi tá túc của gia đình ông Trần Quốc Trân (SN 1963). Ban ngày bà Hà - vợ ông Trân - đi giúp việc nhà, hai đứa con gái (lớn lớp 6, nhỏ lớp 1) đi học, ông Trân nằm một mình, ăn uống, vệ sinh tại chỗ vì bị tai biến liệt cả hai chân.
Sau gần 1 tháng cấp cứu, điều trị, anh Quách Đình Tiến (SN 2002) và em gái là Quách Đỗ Thúy Ngân (SN 2007) ở thôn Vinh Quang 1, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được xuất viện về nhà tiếp tục uống thuốc, chờ ngày tái khám. Vì không đi lại bình thường được nên mọi sinh hoạt cá nhân, Tiến - Ngân đều phải nhờ bà ngoại là Lê Thị Thiện giúp đỡ. Tuy đã gần 70 tuổi, trong người mang nhiều bệnh già nhưng bà Thiện vẫn phải loay hoay với các cháu cả ngày lẫn đêm.
Chị Châu Thị Ngâm (ảnh, SN 1979, ngụ ấp 10, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) mắc bệnh u ác buồng trứng từ năm 2021. Vào thời điểm dịch Covid - 19 bùng phát, chị không thể lên thành phố điều trị chuyên khoa, chỉ quanh quẩn ở nhà uống thuốc Nam cầm cự. Đến cuối năm 2022 khi được chuyển lên Bệnh viện Ung bướu TPHCM thì bệnh đã trở nặng, chị Ngâm phải phẫu thuật 2 lần để cắt bỏ tử cung và phần phụ, sau đó hóa trị liên tục.
Chào đời mới được 2 tháng, bé Phạm Tùng Bách (ảnh) - con trai đầu lòng của cô giáo Vũ Ánh Nguyên - đã bị vàng da, vàng mắt và nhiều triệu chứng bất thường khác. Các bác sĩ (BS) ở Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TPHCM) xác định bé mắc bệnh xơ gan giai đoạn 4, phải nhập viện điều trị tại khoa Gan - mật - tụy, nguyên nhân là do bị teo ống mật bẩm sinh dẫn đến tổn thương và xơ gan. Vì mật không xuống được ruột non, bé Bách ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng nặng. Cuối năm 2022 khi bé được 1 tuổi, BS chỉ định ghép gan, nhưng do sức khỏe và cân nặng chưa đủ điều kiện phẫu thuật, trong khi bé còn mắc thêm bệnh suyễn, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Việc điều trị gặp khó khăn vì khi dùng thuốc trị suyễn lại ảnh hưởng đến gan, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa khiến bệnh tình càng nặng.
Cha bị tai nạn điện giật chết, ít lâu sau mẹ lập gia đình mới, bé Nguyễn Lê Duy Mạnh mới hơn 2 tuổi về ở với ông bà nội tại ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Vợ chồng ông Quân đi làm mướn đắp bờ vuông, tát đìa, phụ hồ kiếm ăn hàng ngày, thu nhập bấp bênh nên chỉ lo được cho cháu ngày 3 bữa cơm trắng với miếng rau, con cá bắt ngoài ruộng.
Vụ con rể đốt nhà làm mẹ vợ cùng vợ và con thương vong xảy ra tại Ninh Thuận, hiện Công an đang phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ. Tuy nhiên hoàn cảnh thương tâm của các nạn nhân đang rất cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng.
Vợ chồng anh Ngô Văn Chung - chị Nguyễn Thị Kim Hiếu (ngụ tổ 9, khu phố 10, P. Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) lấy nhau 3 năm mới có tin vui nên gia đình hai bên đều thấp thỏm trông ngóng. Cơ thể chị Hiếu ốm yếu, trí tuệ chậm chạp, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, mọi việc lớn nhỏ đều do một tay anh Chung quán xuyến.
Bế đứa con 6 tuổi mềm oặt trong tay, chị Nguyễn Thị Mến (ngụ Bình Long, Phan Rí Thành, Bắc Bình, Bình Thuận) ngậm ngùi kể về hành trình 3 năm đằng đẵng đưa con trai út là bé Nguyễn Hoàng Thuận Thắng (ảnh, SN 2017) đi khắp các bệnh viện (BV) chữa chứng u não. Đến nay bệnh biến chứng khiến bé lé mắt, méo miệng, ú ớ nói không thành tiếng.
Bé Phạm Nguyễn Tuyết Anh (SN 2015) là con gái út của chị Nguyễn Nhật Kim Phượng (ngụ ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đang điều trị bệnh ung thư máu tại khoa nội 3 Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Năm nay Tuyết Anh lên 8 tuổi, đã nằm viện ròng rã 3 năm chưa về nhà.
Ở thôn An Ngoại, xã Vĩnh Thịnh, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có một hộ nghèo mà khi nhắc đến tên, bà con trong thôn đều không khỏi xót xa. Đó là hộ bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1962) sống với 2 người con là anh Võ Hoài Phương (SN 1983) và chị Nguyễn Thị Trà (SN 1992).
Trong căn nhà nhỏ ở tổ 5 (thôn Vinh Phú, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), 3 mẹ con chị Phạm Thị Lý ngồi thất thần không tin rằng từ nay vợ mất chồng, con mất cha vĩnh viễn. Anh Phạm Ngọc Lan vừa qua đời vì tai nạn giao thông trên đường đi làm về.
Vốn là một cán bộ chiến sĩ công tác tại Công an Quận 8, trên đường đi công tác địa bàn trở về đơn vị, anh Trần Hoài Ân gặp tai nạn nghiêm trọng do bị một đối tượng chạy xe máy tông trực diện. Cú va chạm khiến anh Ân bị tổn thương não, gây di chứng tổn thương chức năng thần kinh, liệt nửa người bên phải với tỷ lệ thương tật lên đến 71%.
Năm nay 14 tuổi, cậu bé Lê Trương Quốc Hưng (ảnh) có nguy cơ bị mù cả hai mắt vì căn bệnh teo nhãn cầu và bong võng mạc. Anh Lê Tiến Hiệp đã đưa con đi chữa trị khắp nơi, đến nay không còn tiền lo thuốc thang đành đem về nhà điều trị theo Đông y.
Mười năm nay, kể từ khi phát bệnh ung thư vú, không một ngày nào bà Nguyễn Thị Lệ (SN 1972, ngụ khu phố 3, phường Phú Thạnh, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) ngủ yên giấc. Ngoài sự đau đớn trên thân thể vì mấy lần mổ cắt khối u, những cơn vật vã say thuốc vì xạ trị, nỗi lo thường trực của bà là không có tiền để tiếp tục chữa bệnh.
Khu nhà ở lưu trú dành cho bệnh nhân ung bướu tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, (TP.Thủ Đức) có nhiều phụ nữ đơn độc, không chồng con, không anh em thân thích. Những ngày dài đau đớn vì bệnh tật, mệt mỏi vì hóa trị hay xạ trị, họ phải tự lo cho mình từng miếng ăn, viên thuốc, cuộc sống vô cùng cơ cực. Bà Lữ Thị Ánh Tuyết (SN 1957, ngụ cư xá Lữ Gia, P15Q11) là một trường hợp như vậy.
Anh Huỳnh Công Lý (SN 1991) và vợ Hồ Thị Ngàng (SN 1995, ngụ ấp 4, xã Thạnh Hưng, huyện Tân Hưng, Long An), hiện có 3 người con dù ở vùng nông thôn nhưng hoàn toàn không có đất canh tác. Vợ chồng phải đi làm thuê kiếm sống, được chính quyền địa phương đưa vào diện hộ nghèo. Dù cố gắng làm ăn nhưng nhiều năm nay vẫn chưa thoát cảnh khó khăn.
Trong căn phòng trọ hơn 10m2 ở ấp 1 (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), 3 cha con anh Dư Văn Hùng chật vật với cuộc sống nghèo khó và bệnh tật. Vợ anh, mẹ của hai đứa trẻ (lớn 9 tuổi, nhỏ 6 tuổi), đã bỏ nhà đi mấy tháng nay sau khi gây ra một khoản nợ lớn khiến gia đình lâm cảnh lao đao khốn khổ.
Sống ở vùng nông thôn, nhà nghèo không được đến trường nên cuộc sống của bà Nguyễn Thị Kim Tuyết (ảnh, SN 1956, ngụ thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) chỉ quanh quẩn sau bụi tre, chẳng biết làm gì ngoài việc cày cấy. Lớn tuổi mà không có chồng con, bà Tuyết được cha mẹ chia cho 2 sào ruộng tự làm lụng nuôi thân. Lúc nông nhàn bà đi nhổ đậu thuê cho bà con lối xóm, kiếm thêm tiền phòng thân khi trái gió trở trời.
Ngày 09/5/2023, Đoàn công tác của Chuyên đề Công an TPHCM - Báo CAND đã cùng các Mạnh thường quân, y bác sĩ phối hợp với Công an huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) và chính quyền địa phương xã Xuân Giao tới thăm, khám bệnh, tặng quà cho gia đình anh Nguyễn Văn Thiên (SN 1998, trú thôn Tiến Lợi, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng).
Nhà có 7 người thì hai người bị tai biến, một người bệnh ung thư xương, đó là hoàn cảnh bi đát của gia đình chị Nguyễn Thị Thương, ngụ A43, tổ 3, ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vụ tai nạn lao động đầu tháng 9-2022 đã biến anh Nguyễn Thanh Quang (ảnh, SN 1977) từ một người đàn ông mạnh khỏe, là lao động chính trong gia đình thành người tàn phế, lay lắt sống thực vật vì không có tiền ghép sọ.
Anh Võ Văn Liệt (SN 1971, ngụ ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng vợ và 3 con sống trong căn nhà của người anh cho ở tạm nay đã hơn 25 năm để đi làm thuê. Do sống ở vùng đất khô cằn, không nghề nghiệp ổn định, vợ chồng anh phải làm đủ công việc tạo nguồn thu nhập nuôi các con trưởng thành. Thấy đứa em chịu khó làm ăn, anh trai thứ tư tạo điều kiện cho sống tạm trong căn nhà lá nhỏ cạnh con kênh để tiện đi lại, sinh hoạt.
Không tấc đất trồng cấy, không con cái, không việc làm, gia đình bà Võ Thị Bông (SN 1959) và ông Nguyễn Tấn Hồng (SN 1953) thuộc diện hộ nghèo nhiều năm ở tổ dân phố Long Thạnh 1, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Cụ bà Võ Thị Tánh (70 tuổi, ngụ thôn Trung Nam, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) được bác sĩ chẩn đoán có khối u ác tính ở thận hồi đầu năm nay. Ngày hay tin, gia đình cụ bà không khỏi bàng hoàng khi chỉ ít năm trước đó, chồng bà Tánh cũng vĩnh viễn đi xa vì khối u xơ gan ác tính. Dù đã tuổi cao song bà Võ Thị Tánh lại là lao động chính trong gia đình có 3 người con. Các con bà dù tuổi chưa qua 50 song cũng mang nhiều chứng bệnh, không bảo đảm sức khỏe để lao động.
Nhìn cha con anh Đào Văn Hải dắt díu nhau vào Khoa y học hạt nhân - Bệnh viện Ung bướu TPHCM, ai cũng thấy thương cảm. Người cha đen nhẻm, mặt mày hốc hác vì lao lực và lo toan; đứa bé gái 12 tuổi loắt choắt quấn lấy bố không rời nửa bước. Nó không có mẹ nên tính nết rụt rè, xa cách những người xung quanh.
Hơn 3 tháng tuổi, bé Lê Thị Thùy Trâm (ảnh) được chỉ định phẫu thuật sớm để tránh nguy cơ suy tim dẫn đến tử vong. Biết tính mạng của con luôn trong tình trạng nguy hiểm nhưng chi phí điều trị hàng trăm triệu đồng vượt quá khả năng của gia đình khiến vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung đứng ngồi không yên.
Mới lên 7 tuổi, bé Nguyễn Thị Cẩm My (SN 2016, ngụ ấp Quy Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) đã có 2 năm sống ở khoa nội ung bướu nhi, Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh sau phúc mạc không chỉ hành hạ em đau đớn mà khiến cả gia đình lâm cảnh khốn cùng.
Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ mắc bệnh ung thư, gia đình lâm vào cảnh ngặt nghèo khiến Bùi Tuấn Tú - học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Phú (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) có nguy cơ phải nghỉ học.
Nhìn cô bé bị cắt cụt một chân, úp mặt xuống gối thiếp đi trong cơn đau, không ai cầm được nước mắt. Đó là bé Nguyễn Lê Trúc Giang (SN 2012), đang điều trị bệnh ung thư xương tại khoa ung bướu nhi, Bệnh viện Ung bướu TPHCM, cơ sở 2.
Những ngày Tết vừa qua, trong khi nhiều gia đình vui đoàn viên thì ông Trần Ngọc Dũng tất tả đưa vợ là bà Đào Thị Thanh (SN 1968) vào bệnh viện cấp cứu, điều trị nhiều chứng bệnh nan y có thể lấy đi mạng sống bất cứ lúc nào. Theo chứng nhận của BV Quân y 175, bà Thanh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ do thiếu sắt.
Ròng rã 6 năm nay chị Đặng Thị Kim Hồng thui thủi một mình ra vào bệnh viện Ung bướu chạy chữa căn bệnh ung thư vú. Tiền hết, nợ nần khắp nơi mà sức khỏe ngày càng suy kiệt khiến việc điều trị thêm phần gian nan, cuộc sống quẫn bách không lối thoát.
Vợ chồng anh Mai Xuân Thương (SN 1980), Phan Thị Mỹ Dung (SN 1984) ở thôn Định Trị, xã Hoài Mỹ, TX.Hoài Nhơn, Bình Định (ảnh) về với nhau đã hơn 15 năm, hiện có 3 người con từ 4 tuổi đến 15 tuổi. Cha mẹ cả hai đều là nông dân, nên sau ngày cưới nhau cuộc sống của vợ chồng anh Thương chủ yếu nhờ mảnh vườn thửa ruộng. Và họ đã không quản nắng sớm, mưa khuya cùng nhau tần tảo xây dựng gia đình, nuôi con ăn học.
Gia đình ông Nguyễn Khoa Toàn (ngụ thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sống ở vùng nông thôn nhưng không có tấc đất canh tác, đời cha đến đời con đều kiếm sống bằng nghề làm mướn, tằn tiện lắm mới đủ ăn đủ mặc. Bản thân ông Toàn bị bệnh tim thiếu máu cục bộ, nghẽn phổi, tăng huyết áp, viêm dạ dày và tá tràng; vợ ông bị tai biến không làm được gì, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có người hỗ trợ.
Bị teo rút cả hai chân sau cơn sốt bại liệt lúc lên 5 tuổi, anh Trần Thanh Phong (SN 1985) phải dùng hai cánh tay chống xuống đất để di chuyển thay cho đôi chân.
Đã hơn 5 tháng trôi qua kể từ khi bị tai nạn giao thông, mỗi ngày nhìn xuống đôi chân tê liệt, Trần Đặng Như Quỳnh không kìm được dòng nước mắt buồn tủi. Mới 21 tuổi, tương lai dường như đang khép lại với cô sinh viên ngành thiết kế đồ họa!
Theo bác sĩ, anh Cường bị bỏng điện độ II, III 2 tay, chân phải, tổn thương đầu, chấn thương vùng ngực ảnh hưởng nặng tim và phổi... Nằm điều trị gần 1 tháng trở về mọi thứ đều trở nên khó khăn. Tiền viện phí, ăn uống chi phí vài chục triệu đồng đều vay mượn của người quen, điều đáng nói là khả năng lao động của anh gần như bế tắc.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Mười (trú tại KP6, P.Đông Giang, TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) sinh ra 3 người con đều bất thường về thần kinh, nặng nhất là bé út Nguyễn Hoàng Quân (SN 2011) cùng lúc mang trong người nhiều chứng bệnh hiểm nghèo: tim bẩm sinh, câm điếc, chậm phát triển.
Tuy ở TP.Quy Nhơn nhưng căn nhà của người em trai là Nguyễn Ngọc Thịnh mà vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Đông (ảnh) cùng hai con tá túc 5 năm nay nằm sâu trong xóm nhỏ, phải qua một cánh đồng và nhiều lối nhỏ quanh co mới tới nơi.
Anh Nguyễn Văn Quyên (32 tuổi, ở thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) là công nhân công ty sản xuất giấy tại Khu công nghiệp Phú Tài, TP.Quy Nhơn, vì không có nhà cửa nên được công ty cho ở lại nơi làm việc. Chiều 03-7, trong lúc sửa lại mái tole nhà xưởng, anh Quyên sơ ý để tấm tole vướng vào dây điện cao thế khiến anh bỏng nặng, được chuyển đến Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu và ngay sau đó tiếp tục đưa vào điều trị tại phòng số 2, tầng 4, Khoa Chăm sóc bệnh nhân bỏng - BV Chợ Rẫy TPHCM do cơ thể bị bỏng trên 85%.