Trong nhà sàn bà Rem ở làng Pơ Nang, bếp lửa đỏ hồng, cả nhà đang cơm trưa. Người Bahnar hay mọi dân tộc Tây Nguyên này chưa thể nói là trực hệ của 'Người đứng thẳng' Homo erectus, bởi đơn giản họ đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước, nhường trái đất cho hậu duệ là loài 'Người tinh khôn' Homo sapienes là chúng ta ngày nay. Nhưng họ đã truyền lại ngọn lửa đầu tiên khám phá ra, ban đầu từ than đỏ của các gốc cây vừa bị sét đánh cháy…
Tác phẩm 'Lịch sử Gia Lai từ nguồn gốc đến năm 1975' do TS. Nguyễn Thị Kim Vân chủ biên, có sự tham gia của PGS-TS. Nguyễn Khắc Sử vừa được xuất bản. Công trình nghiên cứu đồ sộ này được đánh giá là rất hữu ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về lịch sử-văn hóa của Gia Lai và cả vùng Bắc Tây Nguyên.
Năm 1974, đoàn các nhà khoa học thuộc ngành địa chất, khảo cổ và sinh vật học đã có mặt tại Mặt trận B3 với nhiệm vụ khảo sát về tin đồn 'người rừng' ở Tây Nguyên. Là một thành viên trong đoàn, nhà khoa học trẻ Nguyễn Khắc Sử không ngờ rằng, đây sẽ là vùng đất làm thay đổi lịch sử khảo cổ học Việt Nam, đồng thời ghi đậm dấu ấn cá nhân ông trong ngành khoa học này với những phát hiện cực kỳ giá trị trong lĩnh vực khảo cổ.
Khoảng 90% số lượng di tích được thống kê đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều di tích chỉ còn trên giấy; số lượng các nhà khảo cổ học cực kỳ ít ỏi; sự thiếu kinh phí khảo sát, khai quật, thiếu kinh phí chỉnh lý, thiếu kinh phí phân tích mẫu, mua sắm, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu kinh phí công bố, thiếu kinh phí bảo tồn di sản khảo cổ học… Đó là những thực tế đã được các nhà khảo cổ học chỉ ra.