Cần thêm 'trợ lực' để HTX tự tin khi chuyển đổi sang xe điện

Trước làn sóng xe điện, một số HTX vận tải đã mạnh dạn xuống tiền đầu tư cho dàn xe mới nhằm không bị bỏ rơi trong cuộc chơi xanh hóa. Nhưng vẫn còn đó những HTX không có nguồn vốn dành riêng cho công cuộc xanh hóa trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa rõ ràng khiến các thành viên chưa yên tâm chuyển đổi từ xe xăng sang xe sử dụng năng lượng sạch.

Nỗ lực 'xanh hóa' hoạt động giao thông vận tải

Để bảo vệ môi trường sống và cũng để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), TPHCM đã có nhiều nỗ lực 'xanh hóa' hoạt động giao thông vận tải.

TPHCM: Xe buýt - trước nỗi lo ngày càng thưa vắng khách

Từ năm 2020, UBND TPHCM đã phê duyệt đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn. Đề án đặt ra mục tiêu phát triển bền vững vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đáp ứng 15% nhu cầu đi lại của người dân và tăng lên 25% vào năm 2030. Dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện, mức trợ giá dành cho xe buýt mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng, nhưng việc người sử dụng xe liên tục giảm đã khiến hình thức vận tải hành khách công cộng này lâm vào tình thế lao đao.

'Gập ghềnh' vận tải công cộng xanh - Thiếu điều kiện phát triển

LTS: TPHCM là một trong những thành phố trên cả nước đi đầu trong đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng xanh. Cách nay hơn 10 năm, TPHCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ các đơn vị vận tải hành khách công cộng đổi sang sử dụng xe buýt thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay, mọi việc dường như đang chuyển biến theo hướng không mấy tích cực…

Hành khách 'teo tóp', HTX xe buýt lao đao

Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt liên tục giảm trong thời gian qua khiến không ít HTX trong lĩnh vực vận tải rơi vào cảnh càng làm càng lỗ. Các chuyên gia cho rằng nếu muốn các HTX, doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển, chủ động đầu tư cơ sở vật chất để thu hút hành khách thì trước tiên cơ chế chính sách của Nhà nước phải đảm bảo để họ có thể sống được, vượt qua được khó khăn...

Xe buýt TP HCM: Khó khăn vây bủa (*): Tìm lại thời hoàng kim

Đấu thầu, chi hỗ trợ cho những tổn thương trong dịch, tái cấu trúc doanh nghiệp vận tải, bổ sung hệ thống mini bus... là những giải pháp để kéo xe buýt về lại thời hoàng kim

Xe buýt hoạt động ngày càng khó

Từ năm 2020, UBND TPHCM đã phê duyệt đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn. Đề án đặt ra mục tiêu phát triển bền vững vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đáp ứng 15% nhu cầu đi lại của người dân và tăng lên 25% vào năm 2030. Dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện đề án, nhưng số lượng xe cá nhân vẫn tiếp tục tăng, hoạt động của xe buýt ngày càng khó khăn.

Đấu thầu xe buýt nhằm phục vụ tốt hơn

Tạo động lực cạnh tranh trong hoạt động vận tải, đầu tư đổi mới phương tiện để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách tốt hơn chính là những kỳ vọng mà Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh đặt ra qua đợt đấu thầu thành công bốn tuyến xe buýt có trợ giá mới đây...

TP.HCM: Thua lỗ nặng, nhiều tuyến buýt nguy cơ đóng cửa

Sau thời gian tạm ngưng do dịch Covid-19, hầu hết tuyến buýt tại TP.HCM vắng khách, phải giảm chuyến. Nhiều DN vận tải đối mặt nguy cơ phá sản.

Nguy cơ đóng cửa nhiều tuyến xe buýt vì các hợp tác xã thua lỗ

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải tại TP Hồ Chí Minh kiến nghị Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố cho trả một số tuyến xe buýt vì sản lượng hành khách giảm mạnh chưa từng có, ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu và thu nhập của các xã viên hợp tác xã (HTX).