Năm 2017, người dân xóm 5 (thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã tự nguyện hiến toàn bộ đất ở, đất sản xuất để chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch xây dựng dự án Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, giai đoạn 1B. Triển khai quy hoạch, 68 ha đất sản xuất của người dân đã được thu hồi, san lấp, trong khi đất ở, nhà ở của bà con trong vùng quy hoạch lại không được thu hồi, tái định cư như kế hoạch ban đầu.
Ngày 27/1/1973, khi đại diện các bên đặt bút ký chính thức 'Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam', hành trình đấu trí đầy cam go của ta khép lại, với thắng lợi chính nghĩa trong cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất lịch sử ngoại giao Việt Nam nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX.
Nửa thế kỷ đã qua, không nhiều người tham gia đàm phán Hiệp định Paris năm 1973 còn sống. Họ chính là những minh chứng sống động, những kho tàng quý giá về lịch sử Ngoại giao Việt Nam - những con người chưa từng được đào tạo bài bản về ngoại giao đã đấu trí, đấu lý với những nhà ngoại giao sành sỏi, lọc lõi và chiến thắng thuyết phục.
Cách đây 50 năm, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris - hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết tại Paris (Pháp). Đây là bước ngoặt lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tiến lên giành những thắng lợi mới mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đồng thời là bước ngoặt lịch sử, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Các bài học kinh nghiệm về đàm phán Hiệp định Paris đến nay vẫn còn nguyên giá trị, giúp Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.
Việt Nam tự hào đã có Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) là người đầu tiên từ năm 1919 đã gửi 'Yêu sách của nhân dân An Nam' tới Hội quốc liên (tiền thân của Liên hợp quốc) họp ở Versailles (Pháp) đòi quyền dân tộc tự quyết.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Hiệp định Paris là minh chứng lịch sử sống động cho khát vọng hòa bình và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc Việt Nam.