'Chủ động tránh thai - vững vàng tương lai!'

Đây là thông điệp của hội thảo trực tuyến nhằm hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9 vừa được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế tổ chức. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng về những hệ lụy của việc mang thai ngoài ý muốn, việc phá thai không an toàn, cũng như những lợi ích của việc chủ động tránh thai…

Ngày Tránh thai thế giới 26/9: Chủ động sinh con, tránh tai biến sản khoa, nâng cao chất lượng cuộc sống

Hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam, trong đó có Hà Nội thời gian qua đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, thách thức trong công tác dân số thời gian tới là rất lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nước ta vẫn tiếp tục gia tăng.

Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Bài 2: Hoàn thiện pháp luật và thay đổi nhận thức cộng đồng

Cùng với việc đạt được và duy trì ổn định mức sinh thay thế, công tác dân số phải tập trung giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, vấn đề này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, do vậy để giảm thiểu mất cân bằng giới tính, cần có nhiều giải pháp tổng thể, lâu dài nhằm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của cộng đồng.

Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Bài 1: Mất cân bằng giới tính khi sinh - những hệ lụy khó lường

Số liệu thống kê về tỷ số giới tính khi sinh cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam xuất hiện muộn nhưng tốc độ gia tăng nhanh hơn so với một số nước châu Á.

Lựa chọn giới tính khi sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc

Chia sẻ tại buổi tập huấn do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, các chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính khi sinh đã phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới một cách sâu sắc.

Rào cản trong chăm sóc sức khỏe đối với người di cư

Đối mặt với thất nghiệp, bệnh tật, nghèo đói, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, người di cư đang là nhóm dân số dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, số người di cư lại liên tục gia tăng và gặp phải nhiều rào cản trong chăm sóc sức khỏe, điều đó tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Lao động di cư gặp nhiều rào cản trong chăm sóc sức khỏe

Lao động Việt Nam di cư quốc tế chiếm gần 9% dân số và có hơn 7% dân số di cư nội địa. Bản thân người di cư phải đối mặt với nhiều khó khăn, rào cản trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ an sinh xã hội, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe-ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết.

Khởi động chương trình nâng cao sức khỏe người di cư Việt Nam

Ngày 7-7, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD), Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Khởi động Chương trình nâng cao sức khỏe người di cư Việt Nam.