'Huyền sử Việt' là tên dự án sân khấu dài hơi đang được các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam ấp ủ cùng nhau thực hiện. Dự án với sự kết hợp lần đầu của ngôn ngữ cải lương và ngôn ngữ xiếc hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ thú vị cho người xem.
Ngày 31/1 (tức ngày 7 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong), UBND huyện Cao Phong đã tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Canh Tý 2020. Đến dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân trong huyện.
Cùng với đồng bào các dân tộc trên địa bàn Thủ đô, những ngày Tết đến Xuân sang, người Dao ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì) lại tưng bừng tổ chức các hoạt động vui chơi, chào đón năm mới.
Chiều 8/1, ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), cho biết, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm nay diễn ra từ ngày 31/1 đến ngày 2/2 (tức ngày 7 – 9 tháng Giêng) với nhiều nghi thức truyền thống được khôi phục, với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, thân thiện.
PTĐT - Chẳng bề thế, phô trương mà nép mình trong khuôn viên nhỏ trên đường Trần Phú, dưới những tán cây xanh ngay giữa lòng thành phố Việt Trì, chợ Dầu lại là nơi lưu giữ cả một miền ký ức mà những người con xa quê mong muốn tìm về.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tản Viên Sơn Thánh lại được nhắc đến đầu tiên khi nói về bốn vị thánh bất tử của người Việt Nam. Gắn liền với thần thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, câu chuyện 'nước dâng đến đâu, đồi núi cao lên tới đó' là lời truyền cho thế hệ sau về khát vọng và tài năng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của tổ tiên người Việt.
PTĐT - Đất thiêng Dị Nậu bao đời nay không chỉ là địa danh văn hóa - lịch sử ghi dấu ấn đặc trưng của làng Việt cổ mà còn nức tiếng gần xa với một tổ hợp trò chơi dân gian phong phú, đa dạng trường tồn ngàn đời nay, để lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống nơi làng quê bình dị.
PTĐT - 'Lão thị' nghìn năm tuổi vẫn mướt mát màu xanh, mỗi mùa vẫn cho trái chín vàng ươm, tỏa hương thơm ngát trên mái Đền thiêng thờ Tản Viên Sơn Thánh.
Trận Thermopylae ở bán đảo Hy Lạp là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất lịch sử nhân loại. Vua Leonidas của xứ Sparta chỉ với vài trăm binh sĩ, chống lại hàng trăm nghìn lính của đế chế Ba Tư. Vua Leonidas cùng vài trăm binh sĩ thất bại. Nhưng sự dũng cảm của toán quân nhỏ nhoi đã đánh thức tinh thần chiến đấu của quân Sparta nói riêng, các thành bang Hy Lạp nói chung, để họ đánh bại đạo quân Ba Tư hùng hậu. Trận chiến đã đi vào thi ca, nhạc họa, được dựng thành nhiều bộ phim sử thi, gần đây nhất là phim '300 chiến binh' của điện ảnh Mỹ.