Gặp khó khăn do đứt đơn hàng tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường chính chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam - do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, một số doanh nghiệp trong ngành này chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn bằng vải. Tuy nhiên, hành trình đưa chiếc khẩu trang đến với các thị trường đang có nhu cầu cao nhưng khó tính này không hề thuận lợi và dễ dàng.
Không chỉ nỗ lực xây dựng thương hiệu, trở thành doanh nghiệp quốc phòng-an ninh tiêu biểu trong ngành dệt may, Tổng công ty 28 (Tổng cục Hậu cần) còn không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ, nhân viên, người lao động và gia đình chính sách, người nghèo trên địa bàn đứng chân.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, những ngày qua, tổ chức phụ nữ các cấp trong LLVT Quân khu 9 đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tích cực chung tay, đồng hành cùng cả nước thực hiện tốt việc ngăn chặn, không để dịch Covid-19 lây lan, xâm nhập.
Ngày 12-3, tại Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của BĐBP tổ chức tiếp nhận 15.000 khẩu trang từ Công ty TNHH Một thành viên Tổng Công ty 28 (Tổng Cục Hậu cần-Bộ Quốc phòng).
Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vẫn chủ động đủ nguồn cung nguyên liệu đến hết tháng quý I -2020 nên nhiều ý kiến cho rằng, có thể từ quý II ngành dệt may sẽ bị tác động nhiều hơn từ dịch Covid-19.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã có những tác động đa chiều vào đời sống xã hội và xây dựng văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp (DN) quân đội.