Nấm Dẩn (Xín Mần) - mảnh đất có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên ưu đãi, nhiều thắng cảnh và sản vật tự nhiên; văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Nùng, Mông giúp nên nơi đây trở thành một địa phương có tiềm năng phát triển du lịch theo hướng trải nghiệm, khám phá.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là khu du lịch sinh thái với nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Thác Bạc, Thác Vàng, Thác Tiên, Cầu Mây, bãi đá cổ… ẩn chứa nhiều huyền thoại.
Không gian trưng bày văn hóa, du lịch tỉnh Hà Giang tại Hà Nội diễn ra từ ngày 11 – 13/10.
Với đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, trải nghiệm và giải trí cao cấp, Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm đang trở thành điểm sáng về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Nghệ An.
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng 9 đầu tháng 10, dọc theo Tỉnh lộ 178 qua địa bàn xã Nấm Dẩn (Xín Mần), những thửa ruộng bậc thang đang trong thời điểm chín vàng đẹp mắt, uốn lượn theo các sườn núi bên cạnh Thác Tiên – Đèo Gió, danh thắng bậc nhất của huyện Xín Mần.
Nằm dưới chân thác Tiên - đèo Gió thuộc khu vực phía nam huyện Xín Mần, thôn Quảng Hạ (Quảng Nguyên) như một thung lũng bao bọc bởi những dãy núi với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Với địa thế 'lưng tựa núi, nằm nghe suối hát', Quảng Hạ là một trong những địa chỉ homestay được nhiều khách du lịch lựa chọn.
Là tỉnh có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và đi sau so với các tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc về phát triển du lịch (DL). Vì vậy để cạnh tranh và bứt phá, ngành DL Hà Giang cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, điểm đến khác biệt để khẳng định vị thế và thu hút du khách.
PTĐT - Nép mình dưới những dãy núi đá vôi hùng vĩ, bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, được ví như một viên ngọc thô lấp lánh tươi mát giữa nền thiên nhiên hoang sơ ...
Chưa vượt đèo Gió chưa tới Xín Mần, chưa khám phá được hết những nét đẹp hoang sơ, văn hóa nguyên bản của mảnh đất gian nan phía Tây Hà Giang. Con đường uốn lượn xuyên mây đưa ta tới thị trấn Cốc Pài từ cửa ngõ phía Nam là một cung đường đèo ấn tượng với bất kỳ ai từng vượt qua. Khác với đèo Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam đã tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng du khách yêu mến mảnh đất Cao nguyên đá; đèo Gió là cung đường có độ cao tương đương với Mã Pì Lèng, không kém phần hùng vĩ bởi độ cao và khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ của những cánh rừng nguyên sinh hai bên đường. Đèo Gió như một bức thành, có khí hậu khá tương đồng với cổng trời Quản Bạ nhưng được nâng lên với độ cao và mây mù thường xuyên hơn. Trong các chuyến đi cơ sở, tôi không thể nhớ đã vượt đèo Gió bao nhiêu lần, chỉ biết dù đi qua lúc buổi sáng, hay giữa trưa, nắng thiêu đốt từng tấc đất khô cằn thì vẫn phải bật đèn pha, căng mắt xuyên màn sương mịt mù và khí hậu mát lạnh của cung đường đại ngàn này. Nói đèo Gió là cung đường giữa đại ngàn và mù sương quả không sai, với diện tích rừng nguyên sinh 1.279 ha, quần thể sinh vật đa dạng từ các loại rêu kí sinh trên những thân cây, từ vầu, nứa, tới những cây sến, lim hàng trăm năm tuổi được bà con dân tộc Nùng sinh sống ở địa phận xã Nấm Dẩn (Xín Mần) thờ cúng như một báu vật thiên nhiên ban tặng.
PTĐT - Du lịch cộng đồng những năm gần đây được tỉnh xác định là điểm nhấn quan trọng giúp quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ. Loại hình du lịch hấp dẫn này không chỉ góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế mà còn góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập bền vững cho người dân địa phương.