Hoạt động buôn bán động vật hoang dã trên Internet ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Sự thuận tiện và lợi nhuận cao từ hình thức trên đã thúc đẩy nhiều đối tượng bất chấp pháp luật để thu lợi. Trong khi đó, thị trường mua bán trực tuyến còn thiếu các quy định rõ ràng để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng mua bán sản phẩm này.
Ngày 27-9, tại Hà Nội, Tổ chức TRAFFIC phối hợp cùng Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo ra mắt bộ hình ảnh truyền thông mới hướng tới giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
Khảo sát mới đây về hoạt động bảo tồn động thực vật hoang dã, đa dạng sinh học cho thấy, mặc dù nhận thức của người dân đã được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhu cầu các sản phẩm từ động vật hoang dã như tê giác, voi, tê tê, rùa cạn và rùa nước ngọt.
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội là đơn vị duy nhất trên toàn quốc có chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản ĐVHD. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập, quan hệ trong nước và quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp ĐVHD các thế hệ sau (F2).
Hai Giải cán bộ thực thi pháp luật xuất sắc nhất được trao cho: Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Kiên Giang và Thiếu tá Lưu Phước Nguyên– Đội phó Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Quảng Nam.
Ngày 27/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo 'Phát triển năng lực kinh doanh sáng tạo và bền vững'.