Về lý do con trai được nâng tới 13,3 điểm, bị cáo Phạm Văn Khuông (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang) khai, do lo con trai trượt tốt nghiệp nên đã nhờ nâng điểm.
Sau khi bị tố vi phạm quy chế thi, bị cáo Hoài đã nhắn tin cầu cứu ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Trong một bài thi có 40 câu, mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng Vũ Trọng Lương chỉ mất khoảng 6 giây để sửa một bài thi và 2 giây để sửa kết quả điểm thi.
Tại tòa sáng 15/10, Nguyễn Thanh Hoài đã khai với HĐXX về chi tiết nội dung tin nhắn 'cầu cứu' Phó chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý sau khi chỉ đạo Vũ Trọng Lương chuyển bài thi từ trường THPT chuyên Hà Giang về Sở GD&ĐT để can thiệp, sửa chữa nâng điểm bị lộ.
Các bị cáo vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang đều khai nhận tự nguyện giúp đỡ nâng điểm cho các thí sinh, không vụ lợi mà chỉ vì tình cảm, quan hệ bạn bè (?!)
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai: vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang khởi nguồn từ 5 cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT, trong đó có bị cáo Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính (đều là phó giám đốc Sở) nhờ nâng điểm cho con em họ. Ngoài ra, bị cáo Hoài cũng được Phó Chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh) nhờ nâng điểm.
Bị cáo Hoài khai, danh sách nhờ nâng điểm mà bà Chính (nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) đưa cho Hoài có tên con gái ông Triệu Tài Vinh đầu tiên.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hòa khai, trong số những trường hợp mình giúp nâng điểm thi có con ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Trong buổi xét hỏi chiều 14/10, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai đã được ông Trần Đức Quý - Phó chủ tịch tỉnh và bà Triệu Thị Giang nhờ nâng điểm cho con cháu. Nhân vật 'lão phật gia' trong vụ án cũng đã lộ danh tính tại phiên tòa.
Ngày 14-10, TAND tỉnh Hà Giang đã mở lại phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ gian lận thi cử trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Đáng chú ý, dù được khai mở lần thứ hai nhưng hơn 100 người vẫn không có mặt tại phiên tòa.
Sáng 14-10, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử lần hai vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Thẩm phán Vương Thị Thu Hà (Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Giang) được phân công làm Chủ tọa phiên tòa này.
Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử Hà Giang, bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Giang, vợ cựu Bí thư Triệu Tài Vinh và bà Triệu Thị Giang (em cựu bí thư), Phó phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư vắng mặt.
Trong phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi, xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia ở Hà Giang, bà Triệu Thị Giang (em gái ông Triệu Tài Vinh, cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Giang) có đơn xin vắng mặt. Bà Giang nhờ người khác tác động để cháu ruột được nâng điểm.
Sáng nay (14/10), TAND tỉnh Hà Giang tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh này.
Bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (vợ của ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang), có đơn xin xét xử vắng mặt.
Công an tỉnh Hà Giang bố trí khoảng 30 cảnh sát bảo vệ tại cổng tòa, phòng tác nghiệp báo chí và sảnh để bảo đảm trật tự.
Sáng 14/10, 5 bị cáo là cựu cán bộ tại tỉnh Hà Giang cùng hơn 100 người liên quan trong vụ gian lận điểm thi tại tỉnh này tới TAND tỉnh trong phiên xử sơ thẩm.
Bà Phạm Thị Hà được triệu tập đến Tòa với tư cách người làm chứng và đã có đơn xin xét xử vắng mặt.
Những con người ích kỷ, muốn bảo toàn danh dự, muốn con đường công danh của mình vẫn được hanh thông nên đã chà đạp lên giá trị cốt lõi của tình cảm gia đình.
Chuyên gia cho rằng, ông Triệu Tài Vinh phải giải trình rõ ràng về những khuyết điểm của mình khi để xảy ra gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Dư luận không đồng tình về một số nội dung trực tiếp trong thông báo kết luận kiểm tra, ví dụ như việc những phụ huynh là quan chức có con trong danh sách được nâng điểm đều phủ nhận 'mua điểm', thậm chí 'không biết ai đó đã tự ý nâng điểm cho con mình'...
Mới đây, ông Triệu Tài Vinh đã nhắc lại vụ Facebook nói về gia đình ông làm quan và vụ gian lận thi cử, rồi nhấn mạnh: 'Việc đó không sao, phải đối mặt và vượt qua'. Vậy ông Vinh đã từng phản ứng thế nào khi dư luận rộ thông tin 'cả nhà làm quan' và 'con gái ông Vinh được nâng điểm'?
Bà Phạm Thị Hà đã không chủ động báo cáo tổ chức đảng, chi bộ đảng nơi mình sinh hoạt về việc con mình bị nâng điểm trái pháp luật tạo ra dư luận không tốt.
Dư luận đặt câu hỏi, con gái được nâng điểm thi, vợ bị kiểm điểm, vì sao ông Triệu Tài Vinh không có tên trong danh sách người liên quan sai phạm?
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết quá trình thẩm tra, xác minh đã xác định bà Phạm Thị Hà (vợ ông Triệu Tài Vinh) sau khi biết con gái được nâng điểm thi đã không báo cáo tổ chức Đảng, để khi sự việc vỡ lở đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chồng và cơ quan nơi mình công tác.
Dư luận quanh vụ gian lận thi cử tại Hà Giang lại nổi sóng, sau khi UBKT Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thi hành kỷ luật khiển trách bà Triệu Thị Giang - em gái ông Triệu Tài Vinh (Phó ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy) vì nhờ người nâng điểm cho cháu (con gái ông Vinh), còn bà Phạm Thị Hà (vợ ông Vinh) phải 'kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm'. Và điều dư luận đặc biệt quan tâm: 'Lão Phật gia' là ai, vì sao đến nay vẫn chưa lộ sáng?
Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Văn Mão cho biết, cơ quan này không 'lòng vòng', mà nêu đích danh em gái ông Triệu Tài Vinh liên quan vụ nâng điểm cho cháu.
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi năm 2018, em gái ông Triệu Tài Vinh là Triệu Thị Giang một trong những người tác động nâng điểm cho thí sinh. Bà Giang đang giữ chức vụ gì mà có thể can thiệp nâng điểm cho con ông Triệu Tài Vinh?
Tổng số thí sinh bị nâng điểm ở Hà Giang là 107 thí sinh và số Đảng viên có liên quan là 151, rất nhiều có rất nhiều người giữ chức vụ quan trọng của tỉnh