Hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản, gỗ. Để đưa nhiều sản phẩm vào các thị trường khó tính, đòi hỏi cần các chứng chỉ rừng bền vững. Qua đó giúp gia tăng giá trị sản phẩm lâm sản, tăng thu nhập cho người trồng rừng.
Trong những năm qua, nguồn lực huy động xã hội hóa đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Từ năm 2021 đến nay, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trồng rừng chiếm khoảng 17,4%; còn lại 82,6% là nguồn vốn xã hội hóa, huy động đầu tư, đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…
Chiều 20-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Tọa đàm với chủ đề 'Xã hội hóa trồng rừng và Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng- Vì một Việt Nam xanh hơn'.
Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành chế biến và xuất khẩu cao su.
Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng và ban hành đề án riêng về trồng rừng cây gỗ lớn giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó có các cơ chế, chính sách về hợp tác, liên kết để phấn đấu đến cuối năm 2030, Việt Nam có 1 triệu héc-ta rừng trồng cây gỗ lớn.
Trong tổng số gần 15 triệu ha rừng hiện có, tính đến tháng 9/2023 cả nước mới có gần 500 nghìn ha được cấp 2 loại chứng nhận FSC (Chứng chỉ rừng bền vững quốc tế) và VFCS (Chứng chỉ rừng bền vững của Việt Nam). Việc cấp chứng chỉ rừng còn gặp một số khó khăn do rừng trồng chủ yếu do hộ thực hiện quy mô nhỏ, trình độ có hạn…
Nắm bắt xu hướng tăng trưởng kinh tế xanh để vững vàng hội nhập thị trường quốc tế, nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao-su Việt Nam (VRG) đã 'đi trước, đón đầu' áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh gắn liền với phát triển kinh tế-bảo vệ môi trường-trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Ðể nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, hướng dẫn người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.051 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, VFCS/PEFC trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn đối với loài keo để đa dạng hóa sản phẩm gỗ rừng trồng, kết hợp vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh rừng trồng tham gia chứng chỉ rừng bền vững FSC để gia tăng giá trị sản phẩm là ưu tiên hiện nay của tỉnh.
Hà Tĩnh đã có hơn 25.700 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, VFCS/PEFC góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, phát triển rừng bền vững.
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa đã thông qua việc chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu 30%/mệnh giá. Động lực tăng trưởng của công ty trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ đến từ hàng loạt dự án khu công nghiệp mới.
CTCP Cao su Phước Hòa thông qua kế hoạch chia tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ tối thiểu 30%/mệnh giá tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra.
Các mô hình trồng rừng có chứng chỉ Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững dành cho vùng nguyên liệu rừng trồng (FSC) tại Nghệ An, Thanh Hóa đang phát huy hiệu quả kinh tế rõ rệt khi sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp cam kết thu mua, với mức giá cao.
Tham gia tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng từ năm 1998, đến nay, việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực.
Từ năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã tạo điều kiện cho các công ty thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng VFCS/PEFC cho rừng trồng cây cao su và nhà máy chế biến mủ cao su. Là đơn vị đi đầu trong thực hiện chứng chỉ rừng bền vững, thời gian qua, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện và đến nay đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, đưa thương hiệu cao su Phú Riềng vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Tính tới hết tháng 3.2022, Việt Nam có 226,429ha rừng đạt Chứng chỉ FSC (rừng bảo đảm được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường với lợi ích xã hội của các bên liên quan) và 54,529ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC (tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững).
Không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là phương châm được Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) chú trọng nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu và nâng cao tính cạnh tranh, khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.
Cao-su là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu, nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để có thể phát triển bền vững, ngành cao-su phải cơ cấu lại một cách toàn diện, trong đó cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mặc dù là trung tâm chế biến đồ gỗ lớn của thế giới, tuy nhiên Việt Nam lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong bối cảnh nguồn gỗ nhập khẩu đang lâm cảnh bế tắc, thì việc nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu tại chỗ là giải pháp cứu cánh.
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng-an ninh... Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý bền vững.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu đang trải qua những biến động rất lớn do giá cả mặt hàng gỗ nguyên liệu tăng mạnh, tăng từ trên 35% đến hơn 50% chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Tính chung cả năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,9 triệu tấn cao su, trị giá 3,278 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng tới 37,5% về kim ngạch so với năm 2020. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới.
Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su...
Dịch Covid-19 và gần đây là xung đột giữa Nga và Ukraine làm cho cước vận chuyển tăng, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao. Bài toán cần thiết hiện nay của ngành gỗ là cần chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu hiện đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm.
500 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đến từ Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan... tham gia Triển lãm quốc tế nội thất Việt Nam – VIFF 2019, tại TP.HCM từ ngày 27-30/11/2019.