Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2025, 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến.
Những chính sách lớn đang định hình lại cách tiếp cận phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó tập trung vào khoa học công nghệ và doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là giải pháp mang tính đột phá, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Văn hóa luôn có vai trò rất quan trọng bởi văn hóa chính là sự sáng tạo của con người. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, sự sáng tạo đấy là 'vì lẽ sinh tồn', là do nhu cầu của cuộc sống của con người.
Nhiều công ty khởi nghiệp dù có mô hình kinh doanh tốt nhưng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề sở hữu trí tuệ, khiến họ không thể thuyết phục nhà đầu tư 'xuống tiền'.
Thủ tướng đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp mới, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
Ngày 25/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo 'Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm' để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề, chính sách kinh tế trong bối cảnh nhiều nội dung mới đã và đang được triển khai quyết liệt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, một trong những việc cần làm là các địa phương nên thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các dự án ĐMST.
Những chính sách quan trọng như Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 hay Nghị quyết 193/2025/QH15… và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Kinh tế Việt Nam không chỉ hướng tới mức tăng trưởng 8% mà còn đặt mục tiêu hai con số trong những năm tới. Đây là áp lực lớn nhưng cũng cơ hội để đất nước bứt phá mạnh mẽ hơn với những chính sách đột phá.
Những chính sách lớn như Nghị quyết 57, Nghị quyết 193, Nghị quyết về kinh tế tư nhân (chuẩn bị ra đời) đang định hình lại cách tiếp cận phát triển kinh tế, tập trung vào khoa học công nghệ và doanh nghiệp tư nhân.
Sáng ngày 25/3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) tổ chức hội thảo 'Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm'. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện Lễ công bố Doanh nghiệp HVNCLC năm 2025.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số là công nghiệp nền tảng, có tính chiến lược và đặc biệt phù hợp với tiềm năng của Việt Nam, có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế số.
'Miễn thuế ba năm cho các hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp' là một trong những giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân được đề xuất tại hội thảo 'Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm' tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 25-3.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu khối đổi mới sáng tạo phải đóng góp 3% vào tăng trưởng GDP, là động lực chính để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia vừa chính thức ra mắt. Đây được xem là ngôi nhà chung của các 'hiệp sĩ số'; là tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và các Nghị quyết về khoa học, công nghệ...
Thời gian qua, Bình Thuận luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh 'Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư', gắn với đó là thể hiện cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững…
Để nền kinh tế tăng trưởng cao, kéo dài liên tục, Việt Nam phải dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ngày 22/3, tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 với chủ đề 'Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh', nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân đạt khoảng gần 7 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế.
Trong 8 giải pháp để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới, TS. Cấn Văn Lực đã nhấn mạnh đến việc cần phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, nhất là thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
Bên cạnh vấn đề cải thể chế, nhà nước cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và hỗ trợ cả hai đầu cung - cầu, để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng vẫn gặp nhiều rào cản. Các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng chỉ khuyến khích là chưa đủ, cần chính sách thực tế, giảm gánh nặng chi phí và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển…
Chủ động xây dựng và củng cố các mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, hình thành chuỗi giá trị bền vững là điều mà giới doanh nhân trẻ lựa chọn.
Cục Sở hữu trí tuệ mới đây tổ chức Hội thảo quốc tế 'Xây dựng và Sử dụng Bản đồ Sáng chế', nhấn mạnh vai trò quan trọng của công cụ này trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa chiến lược nghiên cứu và phát triển…
Việc sớm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ mở ra không gian phát triển mới, làm giảm chi phí vận chuyển, tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng hợp lý hơn. Đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường, từ đó tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững.
Số liệu thống kê cho thấy bức tranh doanh nghiệp (DN) trong 2 tháng đầu năm 2025 có nhiều gam màu 'sáng, tối' đan xen, trong đó đáng chú ý là số lượng DN rút lui khỏi thị trường vẫn khá cao. Thực tế này đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các DN cải thiện 'sức khỏe' và trụ vững trên thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, KHCN, ĐMST và CĐS phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đóng góp vào phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 55, đoàn đại biểu TP.HCM do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đã có chuyến công tác thành công, thúc đẩy hợp tác quốc tế về AI và Trung tâm Tài chính quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế tiên phong của thành phố trong hội nhập toàn cầu.
Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 3 0% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, sử dụng hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Bộ Tư pháp cho rằng, cần thiết phải ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) để từng bước hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả của công tác này.
Hải quan 5 tỉnh Tây Nguyên với tên gọi mới sau sáp nhập là Chi cục Hải quan khu vực XIV có 7 phòng, đội và trụ sở đặt tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Sau 17 năm thực hiện, việc sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, trong đó có việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia như một đầu mối tập trung, quản lý và điều phối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.
Theo Sở Tài chính, trong tháng 2, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trên địa bàn tỉnh là 45 doanh nghiệp. Trong đó, cấp mới đăng ký kinh doanh 39 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 226,7 tỉ đồng (tăng 77,3% về số doanh nghiệp và tăng 93,3% về số vốn so với cùng kỳ); 6 doanh nghiệp thông báo hoạt động trở lại (giảm 25% so với cùng kỳ).
Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng mai (15.3), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57'.
Đây là nhận định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về giải pháp thúc đẩu đầu tư công của quốc gia.
'Đôi khi, sự thiếu hụt về nguồn lực, tài nguyên lại thúc đẩy con người thông minh hơn, linh động hơn. Sự thiếu thốn đòi hỏi chúng ta thông thái hơn, làm việc linh động hơn,' TS Bùi Hải Hưng nhận định.
Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Ngày 13.3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đã diễn ra Hội thảo Sự hội tụ của Bán dẫn và Trí tuệ Nhân tạo: Yếu tố đột phá tạo ra chu kỳ cơ hội mới.
Tại Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn diễn ra từ 12-14/3 tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong bối cảnh công nghệ toàn cầu.