Ứng phó Fake news

Tin giả (Fake news) tràn ngập trên mạng xã hội, là mối quan ngại thực sự đối với không chỉ các nhà báo mà còn với cả thế giới. Tin giả loang nhanh, gây nhiều hệ lụy, là thách thức thực sự với xã hội.

Báo chí góp phần định hướng dư luận trong sự bùng nổ mạng xã hội

PTĐT - Trong vòng hơn 1 thập niên gần đây, mạng xã hội xuất hiện và phát triển bùng nổ trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã tác động đến mọi ngõ ngách, lĩnh vực của đời sống con người. Báo chí chịu sự tác động mạnh mẽ, đi kèm với những cơ hội là các thách thức rất lớn.

Nhà báo Hồ Quang Lợi: Báo chí sẽ vượt trội mạng xã hội về tính trách nhiệm, sự chuẩn mực

'Báo chí không bao giờ thắng được mạng xã hội về tốc độ đưa tin. Nhưng báo chí sẽ vượt trội mạng xã hội về tính trách nhiệm, sự chuẩn mực trong hoạt động nghề nghiệp của các nhà báo', Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Tọa đàm 'Nhà báo và bạn đọc trong cuộc chiến chống tin giả'

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, đang tạo điều kiện cho mạng xã hội đã trở thành một kênh thông tin trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tiện ích của kênh thông tin này, tình trạng tin tức giả (fake news) tràn ngập trên các trang mạng xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người.

Phát hành xuất bản phẩm điện tử phải có máy chủ đặt tại Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 150/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Trong đó, điều kiện về thiết bị, công nghệ để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử được sửa đổi theo hướng phải có máy chủ đặt tại Việt Nam.

Khi những lượt chia sẻ là hung thủ giết người!

Từ tháng 5 tới tháng 7/2018, đã có ít nhất 20 người bị đám đông cuồng nộ giết chết do hậu quả từ tin giả (fake news). Bi kịch xảy ra ở Ấn Độ, khiến nhiều người ám ảnh.Xuất phát từ những thông tin hoàn toàn bịa đặt trên Facebook hay Whatsapp, những câu chuyện thất thiệt nhanh chóng lan truyền khắp nơi, tới tận vùng sâu vùng xa của Ấn Độ. Chỉ vì chút hiểu lầm, nhanh nhảu đoảng và bốc đồng không kiểm soát của đám đông, trong tích tắc những người vô tội đã bị vô số người lao vào đánh đập để rồi được lên Niết bàn sớm hơn dự định.Nhà chức trách Ấn Độ đã bắt giữ 25 người liên quan tới việc tung tin giả. Cảnh sát cũng tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương cho người dân về cách phân biệt tin tức giả mạo. Các mạng xã hội cũng thông tin tới người dân bằng quảng cáo trên báo giấy và có những biện pháp kỹ thuật cụ thể để ngăn chặn tin tức giả mạo. Nếu sự vô ý, vô thức vẫn còn tiếp diễn và cộng đồng không được cảnh báo, thì sớm muộn sẽ lại có những nạn nhân khác.Câu chuyện ở Ấn Độ cũng không khác gì ở Việt Nam, và nhiều nơi khác cùng là mô típ tung tin giả 'bắt cóc trẻ em để lấy nội tạng', vốn có một thời được giới bán hàng trên mạng vô cùng yêu thích và triệt để lợi dụng. Tin giả (fake news) thật đáng sợ, nhưng có lẽ mọi người không nhận ra là chưa cần tới tin giả, mà chỉ cần một chút xốc nổi của cộng đồng mạng thì có thể ai đó đã phải về chầu Diêm vương.