Vụ không kích nhắm vào một trường học tại thị trấn Adi Daerokhu, thuộc khu vực Tigray của Ethiopia hôm 4/10 khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Ngày 14/9, giao tranh tại Mekelle, thủ phủ vùng Tigray, miền Bắc Ethiopia đã khiến 5 người thiệt mạng tại hiện trường gần khu Midre Genet và 5 người chết trên đường đến bệnh viện.
Cách đây không lâu, Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) đưa ra một thông cáo khiến giới quan sát chú ý: Họ tuyên bố sẽ săn tìm và thủ tiêu bất kỳ lính đánh thuê hoặc chuyên gia kỹ thuật nào đứng về phía quân đội Chính phủ Ethiopia. Sự tham dự của người nước ngoài trong các cuộc chiến tranh tại châu Phi là chuyện thường. Cuộc nội chiến Ethiopia không phải là ngoại lệ.
Sau khi trực tiếp tới tiền tuyến để chỉ huy chiến dịch quân sự quy mô lớn, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (A-bi A-mét) khẳng định các binh sĩ quân đội sẽ chiến thắng phiến quân miền bắc Tigray.
Trên tài khoản Twitter chính thức, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tuyên bố quân đội Ethiopia sẽ tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù và sẽ không dừng lại khi chưa giành chiến thắng.
Mỹ đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với quân đội cũng như nhiều cá nhân và thực thể khác có trụ sở tại Eritrea với lý do tham gia vào cuộc xung đột ở miền Bắc Ethiopia.
Sau hơn một năm giao chiến với quân đội chính phủ và chịu nhiều thương vong, giờ đây Mặt trận Giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) đã được tiếp thêm sức mạnh với sự hợp lực của 8 nhóm chống chính phủ khác, trong đó có các nhóm như Quân đội Giải phóng Oromo (OLA), Quân đội Giải phóng nhân dân Gambella (GPLA).
Ethiopia trục xuất 7 quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, 2 ngày sau khi một quan chức tổ chức này nói rằng hàng nghìn người ở Tigray, phía bắc Ethiopia, đang đối diện nạn đói.
Những xác người từ cuộc chiến tranh Tigray ở Ethiopia trôi theo dòng sông sang quốc gia Sudan bên cạnh, dấu hiệu cho thấy máu vẫn đang đổ ở khu vực này.
Vùng Tigray ở miền Bắc Ethiopia đang trong tình trạng 'rất khủng khiếp' với nhiều người chết đói, hệ thống y tế bị tàn phá và bạo lực tình dục tràn lan. Đây là cảnh báo của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra ngày 17/5 sau chuyến thăm khu vực này.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân đạo ở Tigray, phía bắc Ethiopia, đặc biệt là vấn đề bạo lực tình dục phụ nữ và trẻ em gái.
Trung tướng Asrat Denero cho biết quân đội sẽ trao số tiền 250.000 USD cho người cung cấp các thông tin giúp xác định vị trí của các thủ lĩnh lực lượng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF).
Ngày 29/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 6 vụ nổ đã được ghi nhận tại thủ đô Asmara của Eritrea vào tối 28/11 dù nguyên nhân và vị trí các vụ nổ hiện vẫn chưa được xác nhận.
Ngày 25/11, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tuyên bố phản đối bất cứ sự can thiệp quốc tế nào vào công việc nội bộ của nước này, ám chỉ đến cuộc xung đột đang diễn ra ở vùng Tigray.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết trong ngày 24/11, Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tiến hành cuộc họp đầu tiên về cuộc xung đột đang diễn ra ở vùng Tigray, miền Bắc Ethiopia.
Ngày 23/11, người phát ngôn các lực lượng đặc nhiệm của Chính phủ Ethiopia Redwan Hussein cho biết, các lực lượng liên bang Ethiopia đang bao vây thủ phủ Mekelle của vùng Tigray ở khoảng cách khoảng 50km, trong khuôn khổ chiến dịch đánh bật Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF).
Ngày 22/11, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed tuyên bố, các thủ lĩnh tại vùng Tigray có 72 giờ để hạ vũ khí đầu hàng, trước khi quân đội Ethiopia phát động một cuộc tấn công tổng lực vào thủ phủ Mekelle của vùng này.
Tổng Thư ký Guterres nói: 'Chúng tôi đã yêu cầu sự tôn trọng đầy đủ đối với luật nhân đạo quốc tế, cũng như mở các hành lang nhân đạo và tạm thời đình chiến để có thể vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo