Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh đồ gỗ bắt đầu chịu tác động từ ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Hiện nay các doanh nghiệp gỗ vẫn đang cân nhắc và đánh giá nguy cơ rủi ro khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga để có giải pháp dự trữ nguyên liệu phù hợp.
Dù tỷ trọng gỗ nhập khẩu từ Nga về Việt Nam không cao nhưng đều là các sản phẩm đặc thù như bạch dương, sồi Nga phục vụ sản xuất các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Việc 120 tổ chức môi trường trên thế giới kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ từ Nga, khiến bức tranh cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng. Ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam do thiếu nguyên liệu, đang phải nhập khẩu 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm...
Hôm nay 21/2 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, sở đang triển khai đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp từ ngày 1/1 – 31/3/2022.
Qua kiểm tra xe cày độ chế chở củi, lực lượng công an phát hiện bên dưới lớp củi có 22 lóng gỗ xẻ (chưa xác định chủng loại) khối lượng quy tròn hơn 6m3.
Lợi dụng đêm tối, hai đối tượng đã dùng củi chất lên trên xe độ chế 'ngụy trang' để vận chuyển hàng chục lóng gỗ lậu, thì bị lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang.
Ngày 9-1, thông tin từ Viện KSND Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố 40 bị can liên quan đến vụ phá rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xảy ra năm 2020.
Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, một con số kỷ lục trong bối cảnh dịch bệnh. Song để phát triển bền vững, ngành gỗ đừng 'ngủ quên trên vòng nguyệt quế' mà cần giải quyết tốt bài toán về nguồn nguyên liệu, năng lực chế biến...
Chiều 28.10, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Phong Quang và xã Minh Tân phát hiện và tịch thu 2,5 m3 gỗ nghiến (nhóm IIa) tàng trữ trái phép tại thôn Thượng Lâm, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên.
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Phong Quang (Hà Giang) vừa phát hiện, tịch thu số lượng lớn gỗ nghiến nhóm 2A đang tàng trữ trái phép tại thôn Thượng Lâm, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên.
Được phân công làm thành viên tổ tuần tra, bảo vệ rừng, ông Cao đã thỏa thuận với một nhóm lâm tặc và nhận tiền rồi làm ngơ cho họ phá rừng.
Chiều 13/10, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Lê Minh Tiến cho biết, sáng cùng ngày các cơ quan chức năng của huyện Ea Kar đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Vương Thế Cao sinh năm 1981, Trạm phó Trạm kiểm lâm số 5 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Hoàng Công Nhật sinh năm 1978, trú tại xã Ea Đar, huyện Ea Kar để điều tra về tội 'Nhận hối lộ'.
Người này đã thỏa thuận với bị can Hoàng Công Ý - Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 3 để một nhóm lâm tặc có thể vào Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô khai thác gỗ trái phép.
Việc chuẩn bị về mặt nguyên liệu được các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ xác định là bước đi đầu tiên và cần thiết hơn cả trong chiến lược phục hồi, đặc biệt là khi giá gỗ nguyên liệu đang trên đà tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ cả năm nay dự báo đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới.
Tôn Tử nói: 'Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng'; còn cách nói nôm na theo kiểu bóng đá là 'Phải biết đọc trận đấu'.
Ngày 2/8, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành cáo trạng truy tố 9 bị can là nguyên lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (Công ty lâm nghiệp Ea Kar), huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk về tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng', quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.
Để rừng bị phá, lấn chiếm quy mô lớn trong thời gian dài nhưng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar không kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc nên đã gây thiệt hại hơn 29 tỉ đồng. Do đó, ông Nguyễn Hồng Mạnh (nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc) và 8 cán bộ thuộc cấp tại Công ty này vừa bị truy tố về tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'.
Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã vào Quảng Trị để ghi nhận các quan điểm, yêu cầu, kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và một số tổ chức khác về vụ án ông Trương Huy Liệu (SN 1959) cùng vợ là Trần Thị Dung (SN 1961) chủ của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị) bị kết tội buôn lậu gỗ trắc tại Quảng Trị, Đà Nẵng diễn ra năm 2011.
Được phân công truy quét lâm tặc, nhưng một trạm trưởng trạm kiểm lâm đã cho lâm tặc vào tàn phá rừng để nhận hối lộ 35 triệu đồng.
Đây là vụ án buôn gỗ lậu lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại tỉnh Gia Lai với gần 1.400 m3 gỗ được mua bán.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có cáo trạng truy tố 7 bị can về hành vi vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Đây là nhóm đối tượng trong vụ án buôn gỗ lậu lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra ở Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hùng Ny (thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê) với gần 1.400 m3 đã mua bán.