Thời gian qua, hàng chục hộ dân tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt với tình trạng ngập úng và sạt lở đất canh tác do hoạt động tích nước của thủy điện Đăk Psi 6. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng, nhưng Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện Đăk Psi 6 vẫn chưa có phương án đền bù thiệt hại. Trong khi đó, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, ăn sâu vào đất sản xuất khiến những hộ dân này không khỏi lo lắng.
Gần 1 năm nay, người dân có đất sản xuất xung quanh lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6 (xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) liên tục phải chịu cảnh sạt lở, ngập hoa màu do thủy điện tích nước. Ngoài việc đền bù, điều người dân quan tâm là hướng xử lý để bà con an tâm sản xuất.
Ngày 10/9, tại Nhà văn hóa xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), TAND huyện Đăk Hà đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án 'Hủy hoại rừng' đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương, A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Sau hơn chục năm triển khai, dự án quy hoạch bố trí dân cư Đăk Hring (xã Đăk Long, H.Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) vẫn khá vắng dân và đang bộc lộ nhiều bất cập. Một số hộ được nhận đất trong Dự án cũng đã tìm cách bán lại.
Liên quan đến Dự án quy hoạch bố trí dân cư Đăk Hring (nay là xã Đăk Long, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) chưa thu hút dân đến ở mà Báo SGGP nhiều lần phản ánh, Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum đã đi khảo sát tại dự án, qua đó chỉ ra hàng loạt tồn tại.
Những lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp tại huyện Đăk Hà (Kon Tum) thời gian qua đã giúp bà con nâng cao chất lượng đời sống.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, chỉ trong vòng một tuần (từ 3 – 9/4), cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện hai vụ vi phạm công tác quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, xác định diện tích rừng bị thiệt hại là 460m2 và hơn 7,6m3 gỗ. Các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đăk Hà, Kon Tum đã ra Quyết định khởi tố và bắt tạm giam 5 đối tượng ở tỉnh Kon Tum về tội 'Hủy hoại rừng'.
Quá trình điều tra, Công an huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhanh chóng xác định được đối tượng chủ mưu, cầm đầu thuê 4 người DTTS thực hiện hành vi phá hơn 2ha rừng trên địa bàn.
Nhiều năm trôi qua, người dân ở làng Kon Trang Long Loi và Khu tái định cư thôn Pa Cheng (Đăk Hà) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thiếu nước và đất sản xuất, nhiều người phải bỏ khu tái định để bám víu lại những ngôi làng cũ sau các dự án thủy điện ở Kon Tum.
Người dân khi được vận động về khu tái định cư được hứa hẹn về một cuộc sống ổn định, ấm no hơn. Thực tế tại một số dự án khu định cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cuộc sống của các hộ dân vẫn rất bấp bênh.
Hơn 10 năm qua, nhiều khu tái định cư (TĐC) hay khu giãn dân đã được đầu tư xây dựng liên tiếp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Dự án giãn dân nội vùng Ðăk Hring (nay là xã Ðăk Long, huyện Ðăk Hà) được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt và giao UBND huyện Ðăk Hà làm chủ đầu tư từ năm 2009, nhưng đã hơn mười năm, dự án vẫn chưa hoàn thành. Người dân bị mất đất trong khu vực công trình thủy điện Plei Krông lại tiếp tục mòn mỏi đợi chờ an cư để lạc nghiệp.