Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu và hành trình tìm lại điệu hát Trống quân

Giữa tháng 11 năm 2023 tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi điện thoại từ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu – người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát Trống quân cổ ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm. Qua điện thoại, bác Lâu phấn khởi thông báo cho tôi tin vui: Hát Trống quân Liêm Thuận đã được công nhận là 'Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia'. Tôi chúc mừng bác Lâu và chúc mừng người dân Liêm Thuận. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chính là nền tảng và động lực quan trọng để hát Trống quân Liêm Thuận được bảo tồn, phát huy trong giai đoạn mới. Đặc biệt, là người dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các điệu hát Trống quân nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu giờ đã hoàn toàn yên tâm: Hát Trống quân Liêm Thuận sẽ được các thế hệ giữ gìn và tiếp nối tới mai sau.

Duyên nợ giữa thơ và tùy bút

Trong cuộc đời sáng tác văn học của mình, cho đến nay tôi đã cho in hai tập tùy bút là 'Nhớ thế kỷ hai mươi' và 'Trò chuyện với mưa xuân', ngoài ra còn nhiều bài tùy bút in rải rác trên các báo chí. Điều đó chứng tỏ bên cạnh thể loại thơ, bản thân tôi đã chú ý và có hứng thú với thể loại văn học này từ khá lâu.

Ngày lụt rước dâu gây bão... mạng

Gây bão mạng là phải thôi. Cách đây hơn chục năm, cũng trong một ngày lụt lớn tại huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi, một đám cưới vẫn được tổ chức và cô dâu-chú rể dắt tay nhau… lội nước. Bức ảnh ấy cũng được một anh thợ ảnh đám cưới chụp, và câu chuyện đám cưới ngày lũ lụt ấy cũng rất nổi tiếng.