Tái hiện lịch sử ngành Công Thương Việt Nam qua bộ sách đồ sộ

Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đã hoàn thành sau 2 năm sưu tầm nghiên cứu và biên soạn, đủ điều kiện để xuất bản và công bố rộng rãi với bạn đọc ở trong và ngoài Ngành.

Sau gần 2 năm thực hiện với quyết tâm cao cùng tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, khoa học và tận tụy bằng sự tham gia, hỗ trợ tích cực của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân, đến nay bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đã hoàn thành, đủ điều kiện để xuất bản, công bố rộng rãi với bạn đọc ở trong và ngoài ngành.

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra tại Lễ công bố Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam 1945-2010 và Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011-2020, diễn ra chiều 12/5 tại Hà Nội. Sự kiện mang tầm quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực chào mừng 72 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2023).

Nghi thức công bố bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam và Biên niên sử Công Thương Việt Nam (2 tập).

Nghi thức công bố bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam và Biên niên sử Công Thương Việt Nam (2 tập).

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của việc gìn giữ, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã thống nhất chủ trương nghiên cứu, biên soạn, xuất bản bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam.

Bộ sách là công trình đồ sộ, được nghiên cứu, xây dựng công phu, toàn diện, sâu sắc với gần 900 trang của cuốn sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam 1945 - 2010” và gần 1.600 trang, trình bày hơn 1.400 sự kiện trong 2 tập Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 1 (2011 - 2015) và Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 2 (2016 - 2020). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện ngành Công Thương qua các thời kỳ lịch sử (cả lịch sử ngành và lịch sử tổ chức của ngành, hệ thống các ngành, phân ngành).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tập trung tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng về nội dung của bộ sách.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tập trung tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng về nội dung của bộ sách.

Bộ sách đã tái hiện lại một cách hệ thống, chân thực, khách quan những chặng đường phát triển đầy tự hào, những thành tựu nổi bật và cả những thời điểm khó khăn, thách thức mà ngành đã trải qua, xuyên suốt từ thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Ôn lại những truyền thống tốt đẹp của ngành Công Thương trong suốt chiều dài lịch sử, phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Lịch sử là một dòng chảy không ngừng nghỉ. Hiểu biết, trân trọng và gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống vẻ vang của ngành từ ngày đầu thành lập đến nay là việc làm rất quan trọng, bởi đó không chỉ là việc thể hiện tình cảm, trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ đi trước, mà còn góp phần giáo dục, hun đúc, trao truyền giá trị tốt đẹp cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và bà Đặng Thị Ngọc Thu, Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương tự hào với bộ sách được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống của Ngành.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và bà Đặng Thị Ngọc Thu, Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương tự hào với bộ sách được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống của Ngành.

Để tăng cường tuyên truyền, phổ biến, phát huy giá trị của bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đến đông đảo bạn đọc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tập trung tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng về nội dung của bộ sách. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn thể và hệ thống các trường học, doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương khẩn trương tổ chức quán triệt, nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc về nội dung bộ sách bằng các hình thức phù hợp; đưa việc tìm hiểu bộ sách vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đoàn thể…

Thay mặt nhóm tác giả, bà Đặng Thị Ngọc Thu, Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương báo cáo tóm tắt quá trình triển khai nghiên cứu, biên soạn Bộ sách và quan điểm, phương thức tiến hành. Theo đó, Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đã áp dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu lịch sử; nghiên cứu kinh tế; nghiên cứu xã hội học; gặp gỡ nhân chứng lịch sử…

Đại biểu dự lễ công bố bộ sách xúc động với lịch sử hào hùng của Ngành Công Thương qua các thông tin hình ảnh, tư liệu quý hiếm.

Đại biểu dự lễ công bố bộ sách xúc động với lịch sử hào hùng của Ngành Công Thương qua các thông tin hình ảnh, tư liệu quý hiếm.

“Việc áp dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu đã giúp tái hiện lịch sử ngành Công Thương và nền kinh tế một cách liền mạch. Thông tin tái hiện được tiếp cận, phân tích ở nhiều chiều, đồng thời cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm về quản lý kinh tế”, bà Thu cho biết.

Tại buổi lễ, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã thực hiện nghi thức phát hành Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam bản điện tử, trên website của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tại địa chỉ https://www.nxbctqg.org.vn./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/tai-hien-lich-su-nganh-cong-thuong-viet-nam-qua-bo-sach-do-so-post1019789.vov