Tái hiện nghi Lễ Cấp sắc độc đáo của dân tộc Dao ở Hà Nội

Lễ Cấp sắc là một nghi lễ của dân tộc Dao tại Việt Nam. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.

(Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

(Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Trong không gian của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) chiều 20/4, các du khách đã được trải nghiệm không khí buổi Lễ Cấp sắc đầy sinh động của dân tộc Dao. Lễ Cấp sắc là một trong những phong tục tập quán truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Trong không gian của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) chiều 20/4, các du khách đã được trải nghiệm không khí buổi Lễ Cấp sắc đầy sinh động của dân tộc Dao. Lễ Cấp sắc là một trong những phong tục tập quán truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Đây là nghi lễ quan trọng nhất, công nhận sự trưởng thành của người đàn ông. Người đàn ông chưa qua Lễ Cấp sắc thì dù già cũng vẫn bị coi là trẻ con. Vật dụng tế trong Lễ Cấp sắc gồm bộ tranh đại đường, nến, bị gạo, rượu và một số vật phẩm khác. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Đây là nghi lễ quan trọng nhất, công nhận sự trưởng thành của người đàn ông. Người đàn ông chưa qua Lễ Cấp sắc thì dù già cũng vẫn bị coi là trẻ con. Vật dụng tế trong Lễ Cấp sắc gồm bộ tranh đại đường, nến, bị gạo, rượu và một số vật phẩm khác. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Chuẩn bị vào lễ, thầy cúng thắp hương ở bàn thờ tổ, làm phép xua đuổi tà ma xấu để buổi lễ được diễn ra tốt đẹp. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Chuẩn bị vào lễ, thầy cúng thắp hương ở bàn thờ tổ, làm phép xua đuổi tà ma xấu để buổi lễ được diễn ra tốt đẹp. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Thầy cúng thực hiện nghi lễ tẩy rửa những điều không tốt trên người được Cấp sắc để có thể xin phép và trình diện thần, thánh. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Thầy cúng thực hiện nghi lễ tẩy rửa những điều không tốt trên người được Cấp sắc để có thể xin phép và trình diện thần, thánh. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Thầy cúng viết tên âm của người chịu lễ và đặt lên bàn thờ để nhận được sự công nhận của thần, thánh. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Thầy cúng viết tên âm của người chịu lễ và đặt lên bàn thờ để nhận được sự công nhận của thần, thánh. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Trong nghi lễ, người được Cấp sắc sẽ được thầy mo dặn dò, răn dạy về những điều hay lẽ phải trong cuộc sống bao gồm: 10 độ, 10 điều răn, 10 nguyện, 10 thề. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Trong nghi lễ, người được Cấp sắc sẽ được thầy mo dặn dò, răn dạy về những điều hay lẽ phải trong cuộc sống bao gồm: 10 độ, 10 điều răn, 10 nguyện, 10 thề. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Sau đó thầy cúng làm lễ mời gia tiên, các đấng thần linh, Ngọc Hoàng xuống để chứng giám. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Sau đó thầy cúng làm lễ mời gia tiên, các đấng thần linh, Ngọc Hoàng xuống để chứng giám. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Bảy thầy sẽ đi xung quanh làm phép đưa người thụ lễ đi "tầm sư học đạo." (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Bảy thầy sẽ đi xung quanh làm phép đưa người thụ lễ đi "tầm sư học đạo." (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

 Sau khi trải qua nghi lễ này người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

Sau khi trải qua nghi lễ này người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên. (Ảnh: Diễm Hằng/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/tai-hien-nghi-le-cap-sac-doc-dao-cua-dan-toc-dao-o-ha-noi-post941276.vnp