Tái hiện tết truyền thống của người Mông giữa lòng Hà Nội

Tết truyền thống của người Mông ở Điện Biên (hay còn gọi là Tết Nào Pê Chầu) là nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, đất trời cho một năm mưa thuận gió hòa và cầu mong cuộc sống của đồng bào người Mông.

Bắt đầu tư ngày 29/12 (tức 29/11 Âm lịch) tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội) đồng bào người Mông ở Điện Biên tái hiện nghi lễ Tết Nào Pê Chầu.

Theo đó, Tết Nào Pê Chầu là Tết truyền thống của người Mông ở Điện Biên thường diễn ra vào cuối tháng 11 âm lịch hàng năm và kéo dài trong nhiều ngày. Đây là lúc mùa màng trên nương đã thu hoạch xong, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng.

Tết của người Mông là sợi dây cố kết cộng đồng, là ngày để sum họp các thành viên trong gia đình, bất kể người Mông dù đi xa hay ở gần cũng tìm về với gia đình, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của người Mông, đó là nghệ thuật trang trí bàn thờ xử ca, trang trí nhà cửa; nghệ thuật chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ của người Mông như khèn, sáo, kèn lá, đàn môi…

Tết Nào Pê Chầu thể hiện rõ nhất về bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Ngày Tết, ngoài các nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, đất trời và cầu mong cuộc sống của năm mới luôn bình yên, hạnh phúc, đây cũng là ngày hội đoàn kết, đưa mọi người trong cộng đồng làng bản xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, để chung sức xây dựng và phát triển bản làng.

Tết Nào Pê Chầu gồm hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ có các nghi thức như: Lễ quét bồ hóng, lễ cúng Xử Ka, lễ Tất niên, lễ Lấy nước, lễ Hạ mâm…

Lễ quét bồ hóng là nghi thức đầu tiên trong chuỗi các nghi lễ đón năm mới, với quan niệm quét đi những điều xấu, rủi ro, đón điều may mắn, tốt lành đến với gia đình trong năm mới.

Lễ quét bồ hóng là nghi thức đầu tiên trong chuỗi các nghi lễ đón năm mới, với quan niệm quét đi những điều xấu, rủi ro, đón điều may mắn, tốt lành đến với gia đình trong năm mới.

Trong đời sống tín ngưỡng người Mông, Xử, Ka, Lò, De được coi là 4 vị thần quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ Xử Ka Lò De, bếp, cửa ra vào, dụng cụ sản xuất để cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ.

Trong đời sống tín ngưỡng người Mông, Xử, Ka, Lò, De được coi là 4 vị thần quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ Xử Ka Lò De, bếp, cửa ra vào, dụng cụ sản xuất để cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ.

Tết Nào Pê Chầu còn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là cơ sở để giữ gìn và phát triển nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho các thế hệ con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Tết Nào Pê Chầu còn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là cơ sở để giữ gìn và phát triển nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho các thế hệ con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Để chuẩn bị các mâm cúng trong Tết Nào Pê Chầu thì các gia đình phải có đủ các đồ lễ như lợn, trứng gà, hương, giấy dó, gà (là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng), bánh dày (đây là đồ dâng lễ quan trọng trong các mâm lễ tết của đồng bào Mông).

Để chuẩn bị các mâm cúng trong Tết Nào Pê Chầu thì các gia đình phải có đủ các đồ lễ như lợn, trứng gà, hương, giấy dó, gà (là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng), bánh dày (đây là đồ dâng lễ quan trọng trong các mâm lễ tết của đồng bào Mông).

Nghi thức cúng lễ.

Nghi thức cúng lễ.

Theo đó, sau nghi thức cúng lễ là những tiết mục văn nghệ đánh cù, đánh cầu lông gà, ném pao.

Theo đó, sau nghi thức cúng lễ là những tiết mục văn nghệ đánh cù, đánh cầu lông gà, ném pao.

Đồng bào người Mông thả hồn trong những điệu hát về ngày tết, về năm mới; họ nhảy múa tưng bừng để quên đi những vất vả, mệt nhọc và đón nhận những niềm vui, những tiếng cười cùng những tiếng vỗ tay hưởng ứng, cổ vũ cho nhau của bà con dân bản.

Đồng bào người Mông thả hồn trong những điệu hát về ngày tết, về năm mới; họ nhảy múa tưng bừng để quên đi những vất vả, mệt nhọc và đón nhận những niềm vui, những tiếng cười cùng những tiếng vỗ tay hưởng ứng, cổ vũ cho nhau của bà con dân bản.

Trong ảnh là trò chơi dân gian đánh cù (tù lu) của người Mông được yêu tích trong tết Nà Pê Chầu.

Trong ảnh là trò chơi dân gian đánh cù (tù lu) của người Mông được yêu tích trong tết Nà Pê Chầu.

Tết Nào Pê Chầu mở ra một bức tranh toàn cảnh về sắc màu văn hóa của người Mông.

Tết Nào Pê Chầu mở ra một bức tranh toàn cảnh về sắc màu văn hóa của người Mông.

Nguyễn Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tai-hien-tet-truyen-thong-cua-nguoi-mong-giua-long-ha-noi-204241227122906325.htm