Tài sản số - Từ chưa công nhận đến lần đầu tiên có vị trí pháp lý

Sự phát triển của công nghệ đã hình thành nên một hệ sinh thái đa dạng, trong đó có một khái niệm hoàn toàn mới nhưng cũng khá mơ hồ đó là tài sản số. Trước đây, tài sản số còn gây ra rất nhiều tranh cãi xung quanh việc hiểu thế nào là tài sản số, quản lý nó ra sao và xử lý như thế nào khi có tranh chấp? Tuy nhiên, tất cả những thắc mắc đó đã có lời giải. Khi lần đầu tiên tại Việt Nam, tài sản số đã được quy định trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho các nền tảng công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam phát triển.

Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm công nghệ blockchain. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm dịch vụ được phát triển liên quan đến tài sản số, thì mặc nhiên là sẽ không được ứng dụng tại thị trường Việt Nam. Bởi hiện nay, tài sản số hay tài sản mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Theo thống kê của Chainalysis, quy mô thị trường tài sản số tại Việt Nam đạt khoảng 120 tỷ USD năm 2023. Với quy mô như vậy, cộng đồng doanh nghiệp blockchain nói chung và tài sản số nói riêng rất mong muốn có một cơ sở pháp lý để hoạt động tại Việt Nam.

Cũng chính vì thế, lần đầu tiên, tài sản số đã được quy định trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Đây là một đạo luật mới quy định về tiêu chuẩn, quy trình đối với những nền tảng công nghệ lõi của cuộc cách mạng 4.0.

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, sự phát triển của công nghệ đòi hòi quá trình xây dựng pháp luật cũng cần phải thích nghi và đổi mới tư duy tiếp cận “không quản được thì cấm”. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số là đạo luật rất mới nhưng đã thể hiện được chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc không ngừng học hỏi và thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.

Theo các chuyên gia, những thách thức mới của công nghệ đã được Quốc hội, Chính phủ nhận diện và tiến tới xây dựng một khuôn khổ pháp lý cởi mở để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển vươn tầm khu vực. Xa hơn nữa, là tiến tới hội nhập, thu hút đầu tư FDI từ những doanh nghiệp và cường quốc công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Tuấn Anh - Phạm Quyền - Hoàng Minh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tai-san-so-tu-chua-cong-nhan-den-lan-dau-tien-co-vi-tri-phap-ly-242100.htm