Tại sao anh hùng hảo hán Trung Quốc đập vỡ bát sau khi uống rượu

Không phải là hành động vô thức, động tác uống rượu đập bát của cổ nhân Trung Hoa thực chất lại ẩn chứa rất không ít nghĩa sâu sắc.

Clip: Kinh Kha ám sát Tần Vương Doanh Chính

Nếu là fan của các bộ phim kiếm hiệp cổ trang Trung Quốc, chắc hẳn khán giả không lạ lẫm gì với hình ảnh trang nam hào kiệt, lão ông bất hối đập bát sau mỗi lần uống rượu.

Nhìn qua người ta sẽ bảo: "Kì thực lạ, đập bát thế này phí của giới". Nhưng thực chất đây là một tục lệ ẩn chứa nhiều ý nghĩa hết sức thâm sâu.

Chuyện xưa kể, ở thời Tần có một kiếm khách tên Kinh Kha – người cả gan hành thích Tần Vương Doanh Chính bị chịu án ngũ mã phanh tây chính là nhân vật mở ra "trào lưu" uống rượu đập bát trong lịch sử Trung Quốc.

 Thích khách nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc - Kinh Kha.

Thích khách nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc - Kinh Kha.

Năm xưa khi được Thái tử Đan của nước Yên chọn làm người đi ám sát Tần vương Doanh Chính, Kinh Kha trước khi lên đường đã được đích thân Thái tử tiễn biệt.

Trên con đường đưa tiễn năm ấy, Kinh Kha biết bản thân một khi đã nhận nhiệm vụ này thì khó có ngày an toàn trở về.

Trong giây phút từ biệt, Kinh Kha đã uống cạn bát rượu mà Thái tử đưa tới, sau đó thẳng tay đập vỡ chiếc bát để thể hiện tinh thần quyết tâm liều chết, tình nguyện hy sinh vì đại cục.

Hành động ấy như để chứng tỏ bản lĩnh hào kiệt, không tiếc thân mình vì nghiệp lớn của một người con Yên quốc.

Kinh Kha chuẩn bị lên đường. Thái tử và tân khách đều mặc áo mũ trắng để tiễn đưa. Đến sông Dịch Thủy, sau khi làm lễ tiễn hành, Cao Tiệm Ly mới gảy đàn trúc, Kinh Kha theo nhịp mà hát theo điệu biến chủy, kẻ sĩ đều sụt sùi nức nở: "Gió hiu hắt, chừ, Dịch Thủy lạnh ghê/ Tráng sĩ ra đi chừ không bao giờ về". Sau đó chàng lên xe đi, không hề nhìn ngoái lại.

Tinh thần của Kinh Kha năm ấy quả thực khó ai sánh kịp, mà hành động uống rượu đập bát của ông sau đó cũng không ngừng được người đời sau bắt chước.

Sau cùng, cả Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết chết. Đáng buồn hơn là nước Yên cũng chịu số phận bi thảm khi chỉ 5 năm sau đó đã bị nước Tần chinh phục hoàn toàn.

Mặc dù không thành công, nhưng vụ ám sát Tần Thủy Hoàng của Kinh Kha vẫn là một trong những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Sau này, uống rượu đập bát vẫn được truyền lưu hết sức rộng rãi.

Điểm đáng nói hơn cả là hàm ý của việc làm này càng lúc càng trở nên phong phú.

Ban đầu, đó chỉ là hành động được các binh lính thực hiện vào thời điểm trước khi xông pha một nhiệm vụ khó khăn hoặc trước khi khởi hành ra chiến trường.

Các binh sĩ uống rượu trước khi ra chiến trường.

Các binh sĩ uống rượu trước khi ra chiến trường.

Nhưng chiếc bát rượu đồng thời là bát ăn cơm, hành động quyết liệt ấy chỉ để muốn nói rằng người ra đi chưa chắc hẹn ngày tái ngộ.

Đặc biệt, ở vào thời điểm toàn quân cùng uống rượu đập bát, hành động ấy sẽ phát ra một sức mạnh vũ bão, khiến cho lòng người trở nên phấn chấn, đồng thời kích thích ý muốn cầu sinh, khiến họ càng nỗ lực chiến đấu và càng dễ dàng đạt được thắng lợi.

Không chỉ quân lính, hành động uống rượu đập bát còn là điều quen thuộc của mỗi đao phủ ở pháp trường.

Những đao phủ trước khi chém đầu các phạm nhân đều sẽ uống cạn nửa bát rượu, tiếp đó đập vỡ chiếc bát rồi mới tiến hành hành hình.

Bát rượu này được biết tới với tên gọi là "rượu đoạn đầu", ngụ ý hy vọng vong linh phạm nhân có thể thanh thản xuống suối vàng, linh hồn không mang oán hận mà vất vưởng ở chốn nhân gian.

Bởi vậy, uống rượu đập bát không phải là hành động bồng bột thiếu suy nghĩ mà ẩn chứa ngụ ý thâm sâu của cổ nhân.

Nguyên Anh (Lược dịch)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tai-sao-anh-hung-hao-han-trung-quoc-dap-vo-bat-sau-khi-uong-ruou-a486734.html