Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên giảm cân?

Bệnh nhân tiểu đường nên giảm cân để phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là những lợi ích khi người bệnh tiểu đường duy trì mức cân nặng ổn định.

Cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân: Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ bị tăng lượng đường huyết do khả năng kháng insulin suy giảm. Theo nhiều nghiên cứu, giảm cân làm giảm phản ứng viêm, khiến khả năng kháng insulin tăng lên, giúp giảm tình trạng bệnh.

Cải thiện tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân: Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ bị tăng lượng đường huyết do khả năng kháng insulin suy giảm. Theo nhiều nghiên cứu, giảm cân làm giảm phản ứng viêm, khiến khả năng kháng insulin tăng lên, giúp giảm tình trạng bệnh.

Giúp ổn định đường huyết: Giảm cân giúp ổn định đường huyết. Nghiên cứu năm 2016 của Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) trên gần 3.500 người bệnh tiểu đường type 2 cho thấy mức đường huyết trung bình giảm sau 6-12 tháng giảm cân.

Giúp ổn định đường huyết: Giảm cân giúp ổn định đường huyết. Nghiên cứu năm 2016 của Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) trên gần 3.500 người bệnh tiểu đường type 2 cho thấy mức đường huyết trung bình giảm sau 6-12 tháng giảm cân.

Giảm huyết áp: Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra cholesterol và huyết áp cao, bệnh động mạch vành. Nhiều cholesterol xấu (LDL), chất béo trung tính trong cơ thể dẫn đến tích tụ mảng bám trên thành động mạch. Tổn thương thành động mạch có thể gây biến chứng tim mạch cho người tiểu đường.

Giảm huyết áp: Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra cholesterol và huyết áp cao, bệnh động mạch vành. Nhiều cholesterol xấu (LDL), chất béo trung tính trong cơ thể dẫn đến tích tụ mảng bám trên thành động mạch. Tổn thương thành động mạch có thể gây biến chứng tim mạch cho người tiểu đường.

Giảm nguy cơ tổn thương mạch máu: Khi béo phì tiến triển, các tế bào mỡ to ra và căng thẳng, làm tăng viêm nhiễm. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, điều này có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, lâu dần gây xơ vữa động mạch. Tập thể dục và duy trì cân nặng phù hợp giảm kháng insulin, dẫn đến giảm viêm trong máu, ngăn ngừa tổn thương mạch máu.

Giảm nguy cơ tổn thương mạch máu: Khi béo phì tiến triển, các tế bào mỡ to ra và căng thẳng, làm tăng viêm nhiễm. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ, điều này có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, lâu dần gây xơ vữa động mạch. Tập thể dục và duy trì cân nặng phù hợp giảm kháng insulin, dẫn đến giảm viêm trong máu, ngăn ngừa tổn thương mạch máu.

Tăng khả năng vận động: Theo nghiên cứu năm 2012 của CDC Mỹ và Đại học Wake Forest (Mỹ), người tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gặp các vấn đề về vận động cao gấp đôi người khỏe mạnh. Cân nặng phù hợp giúp vận động linh hoạt hơn, tránh ảnh hưởng xương khớp.

Tăng khả năng vận động: Theo nghiên cứu năm 2012 của CDC Mỹ và Đại học Wake Forest (Mỹ), người tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gặp các vấn đề về vận động cao gấp đôi người khỏe mạnh. Cân nặng phù hợp giúp vận động linh hoạt hơn, tránh ảnh hưởng xương khớp.

Giảm các biến chứng tiểu đường: Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, người tiền tiểu đường duy trì cân nặng phù hợp làm giảm nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Từ đó, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Giảm các biến chứng tiểu đường: Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, người tiền tiểu đường duy trì cân nặng phù hợp làm giảm nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Từ đó, có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Thanh Huyền/VOV.VN Everyday Health

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/tai-sao-benh-nhan-tieu-duong-nen-giam-can-post1041908.vov