Tại sao giá thịt gà ngày càng đắt đỏ từ New York đến Malaysia?

Giá thịt gà trở nên đắt đỏ do gián đoạn nguồn cung thức ăn chăn nuôi do xung đột Nga - Ukraine, dịch cúm gia cầm và lạm phát leo thang.

Trước kia, thịt gà là loại thịt rất phổ biến, dễ chế biến, giá thành lại rẻ được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng, hiện tại từ Mỹ đến Singapore giá của loại gia cầm này lại đắt hơn bao giờ hết.

Mặc dù đây không phải là mặt hàng thực phẩm duy nhất tăng giá, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải chịu nhiều thiệt thòi hơn khi giá các món ăn yêu thích của họ như gà rán, cánh gà chiên cũng tăng theo.

Một trang trại gia cầm ở Sungai Panjang, Selangor, Malaysia. Nhiếp ảnh gia: Samsul Said/Bloomberg.

Xung đột Nga – Ukraine, dịch cúm gia cầm

Xung đột Nga – Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu thịt gà của Ukraine sang châu Âu và Trung Đông đã bị cản trở.

Được biết, Ukraine là nước sản xuất ngô và lúa mì lớn, cả hai đều được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm. Thế nhưng, các cảng biển chủ chốt của nước này đều bị phong tỏa dẫn đến gián đoạn nguồn cung ngũ cốc là một vấn đề nan giải hơn

Với việc nguồn cung quan trọng trên toàn cầu bị đứt gãy, đã gây ra khó khăn rất lớn cho người chăn nuôi gia cầm, vì những loại ngũ côc này chiếm phần lớn trong hoạt động chăn nuôi gà của họ.

Được biết, giá gà ở Vương quốc Anh đã tăng khoảng 8% kể từ cuối năm ngoái. Cùng với đó chi phí năng lượng và giao thông tăng đang làm trầm trọng thêm tình hình này.

Cùng với đó, tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi FEFAC dự kiến sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Liên minh châu Âu sẽ giảm hơn nữa trong năm nay, với sản lượng thức ăn cho gà giảm tới 3%.

Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm đang ngấm ngầm tàn phá hàng triệu đàn gà, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng của các trang trại trên toàn thế giới.

Những người nông dân đã phải đấu tranh để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, buộc phải thực hiện tiêu hủy hàng nghìn đàn gà mà họ ngày đêm chăm sóc, gây tổn thất đáng kể.

Ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, khoảng hơn 38 triệu con gà thường và gà tây đã bị tiêu hủy từ đầu tháng Hai trong một đợt bùng phát dịch cúm lớn. Trong tháng 10/2021 Vương quốc Anh đối mặt với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm lớn nhất từ trước đến nay. Ở Pháp, cứ 20 con thì có một con bị tiêu hủy.

Lạm phát leo thang

Tại Malaysia - quốc gia có kế hoạch cấm xuất khẩu 3,6 triệu con gà mỗi tháng kể từ ngày 1/6, đây là kế hoạch cân nhắc để đảm bảo nguồn cung cấp thịt gà trong nước và đặt giới hạn về chi phí thức ăn tăng cao, với giá thức ăn đạt mức cao nhất kể từ năm 2017 tính đến tháng 4.

Trước khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, chính phủ nước này đã thử nghiệm một số biện pháp để kiểm soát giá thịt gà, bao gồm áp giá trần vào tháng 2, cam kết trợ cấp khoảng 730 triệu ringgit (167 triệu USD) để giúp giảm bớt gánh nặng cho các nhà sản xuất thực phẩm phải đối mặt với chi phí cao hơn và loại bỏ yêu cầu giấy phép đối với nhập khẩu gia cầm và lúa mì.

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có 50 triệu ringgit trợ cấp đã được cấp phát cho các hộ chăn nuôi gà, với phần lớn là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Theo Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob, một số tập đoàn lớn phản đối việc trợ cấp và thay vì định giá theo thị trường.

Đồng thời, Ủy ban Cạnh tranh Malaysia đang xem xét các báo cáo về việc thỏa thuận giữa các công ty cạnh tranh sẽ thao túng giá và sản lượng thịt gà giữa các tập đoàn lớn. Hơn nữa, Ủy ban này cũng sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bị phát hiện phá hoại nguồn cung cấp.

Cuộc điều tra dự kiến hoàn thành vào cuối tháng Sáu. Chính quyền cũng đã tuyên bố một "cuộc chiến" chống lại những bên thao túng nguồn cung và giá cả. Vào ngày 30/5, nội các Malaysia sẽ họp để xem xét các khuyến nghị về an ninh lương thực.

Lê Na (Theo Bloomberg)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tai-sao-gia-thit-ga-ngay-cang-dat-do-tu-new-york-den-malaysia-post196764.html