Tại sao Iraq muốn đổi tiêm kích của Mỹ lấy Su-57?
Không quân Iraq sẽ mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 và hệ thống phòng không S-400 nhằm thay thế cho máy bay F-16IQ.
Những vấn đề nghiêm trọng về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các máy bay chiến đấu Mỹ đang buộc Iraq phải hiện đại hóa phi đội bay của mình. Đặc biệt, quân đội Iraq đang xem xét mua các thiết bị quân sự của Nga, các nhà phân tích công thông tin Military Watch cho biết.
Các nhà phân tích công thông tin Military Watch lưu ý rằng, phi đội máy bay chiến đấu của không quân Iraq được coi là kém hiệu quả nhấtở khu vực Trung Đông, bất chấp ngân sách quốc phòng đáng kể của nước này. Baghdad hiện tại sử dụng hai loại máy bay chiến đấu: 34 máy bay F-16IQ Fighting Falcon và 24 máy bay T-50 của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, khả năng tấn công và khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-16IQ còn rấtnhiều thiếu sót. Những máy bay chiến đấu này đã được chuyển giao cho Iraq từ năm 2014 đến năm 2017 và người ta tin rằng chính áp lực chính trị từ Hoa Kỳ đã buộc chính phủ Baghdad mua các máy bay này, bất chấp những hạn chế rõ ràng của chúng.
Các nhà phân tích Mỹ cho biết rằng, phiên bản F-16IQ được phát triển dành riêng cho không quân Iraq có các tính năng kỹ thuật rất thấp. Nó hiện là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém hiệu quả nhất ở Trung Đông.
Các máy bay chiến đấu này là phiên bản duy nhất của F-16 không được trang bị tên lửa không đối không AIM-120. Thay vào đó, máy bay này được trang bị các tên lửa lạc hậu thời Chiến tranh Lạnh: AIM-7 Sparrow để tác chiến tầm trung và AIM-9 để tác chiến tầm gần.
Các nhà phân tích Mỹ thừa nhận rằng, các tên lửa này gần như vô dụng. Đặc biệt, AIM-7 thiếu hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động, thiếu các biện pháp đối phó với tác chiến điện tử. Vì vậy, máy bay của Iraq không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với các máy bay chiến đấu hiện đại.
Đối với AIM-9, tên lửa này thua kém đáng kể về nhiều tính năng (bao gồm cả khả năng cơ động) so với tên lửa-73 của Nga vốn được sử dụng bởi các nước láng giềng của Iraq(Syria và Iran). Vì vậy, các nhà quan sát của Military Watch chắc chắn rằng, ngay cả khi cận chiến, F-16IQ sẽ có rất ít cơ hội đe dọa đối phương.
Vấn đề đối với máy bay F-16IQ càng trầm trọng hơn do tỷ lệ tai nạn cao của F-16IQ và khả năng bảo trì rất kém. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, loại máy bay chiến đấu của Mỹ này đã đến lúc “nghỉ hưu”.
Hiện tại, Baghdad hiện có ý định tập trung vào việc mua các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn. Các quan chức Iraq đã bày tỏ sự sẵn sàng đầu tư vào khả năng tác chiến đường không, bao gồm việc mua máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm Su-57 và hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên, để khai thác triệt để các hệ thống này, Baghdad sẽ phải tiến hành một cuộc cải tổ quy mô lớn lực lượng không quân của mình.