Tại sao khi cắt dây rốn em bé khóc rất to còn mẹ không có cảm giác gì?
Tại thời điểm cắt dây rốn, mẹ và bé sẽ cảm thấy như thế nào? Mẹ hay bé sẽ đau hơn? Hãy nghe chuyên gia tiết lộ.
Dây rốn được coi là cầu nối tình yêu giữa mẹ và thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày. Dây rốn giúp truyền oxy và dinh dưỡng từ mẹ đến cho em bé nên đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đến khi em bé ra đời, dây rốn sẽ được cắt, đồng nghĩa với việc hai người sẽ trở thành hai cá thể độc lập. Vậy tại thời điểm cắt dây rốn, mẹ và bé sẽ cảm thấy như thế nào? Mẹ hay bé sẽ đau hơn?
Trên thực tế, khi cắt dây rốn, cả mẹ và em bé đều không cảm thấy đau. Có một số dây thần kinh ở dây rốn được kết nối với cơ thể, nhưng chúng không gây đau. Hệ thần kinh của em bé chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các bà mẹ mang thai có thể yên tâm rằng việc cắt dây rốn sẽ không gây đau đớn.
Vậy tại sao khi cắt dây rốn em bé lại khóc to?
Thực tế là em bé khóc to khi chào đời chứ không phải vì cảm thấy đau khi cắt dây rốn. Đây là một sự hiểu lầm của nhiều người. Sự thật là em bé lúc này không cảm thấy đau.
Lý do tại sao một đứa trẻ sơ sinh khóc lớn khi ra đời là để cho phổi hoạt động bình thường và thở tốt. Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh không được phát triển đầy đủ và sẽ không cảm thấy đau khi sinh.
Khi cắt dây rốn, mẹ có cảm nhận thấy gì không?
Dây rốn là mối liên kết giữa em bé và người mẹ, cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé kịp thời. Tuy nhiên, dây rốn không được kết nối với dây thần kinh đau của người mẹ, vì vậy người mẹ sẽ không cảm thấy đau.
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh vùng rốn của bé
Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.
Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé
Rốn là phần mà bạn phải chú ý nhất nhưng cũng đem đến cho bạn nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho bé.
Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô. Chú ý chăm sóc vùng rốn khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.
Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.
Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Mẹ không nên quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.