Tại sao Nga tốn tiền chế tạo lại 'pháo đài bay' Tu-160?

Không phải tự nhiên mà một phần tư thế kỷ dừng hoạt động, mới đây Nga lại khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-160.

Theo thông tin trên trang PopularMechanics của Mỹ đăng tải, sau hơn một phần tư thế kỷ "đắp chiếu", mới đây dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-160 của Nga đã được khởi động lại. Cũng theo các thông tin được trang này đăng tải, rất có thể các dây chuyền của Nga sẽ hoạt động liên tục tới khoảng năm 2021. Nguồn ảnh: Smaller.

Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô, được sản xuất bắt đầu từ năm 1981. Máy bay được lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay Kazan và đây cũng chính là nơi dây chuyền sản xuất Tu-160 vừa mới được khởi động lại. Nguồn ảnh: Smaller.

Hiện tại đã có tổng cộng 35 chiếc máy bay ném bom Tu-160 được sản xuất và đang được sử dụng bởi lực lượng Không quân Nga và Không quân Ukraine (tuy nhiên đã phá dỡ toàn bộ). Tu-160 là loại máy bay có khả năng triển khai được các tên lửa hạt nhân, các tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa trên không. Nguồn ảnh: Smaller.

Việc khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay ném bóm chiến lược tầm xa Tu-160 có thể coi là một dấu hiệu đưa Nga quay trở lại cuộc chiến trên bầu trời với các loại máy bay chiến lược hạng nặng-vị trí vốn lâu nay chỉ có Mỹ là độc tôn trong suốt một thời gian dài. Nguồn ảnh: Smaller.

Thêm vào đó, việc sử dụng các máy bay chiến lược tầm xa như một sự hiện diện, phô trương sức mạnh quân sự của Không quân Nga sẽ có thể thay thế cho việc sử dụng hàng không mẫu hạm Kuznetsov. Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất của nước này và đã có tuổi đời quá cao, liên tục gặp sự cố trong những lần ra khơi gần đây. Nguồn ảnh: Smaller.

Với việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Tu-160 tới các khu vực xung đột nằm cách xa lãnh thổ nước Nga, những chiếc máy bay ném bom hạng nặng này sẽ "giảm tải" rất nhiều cho chiếc tàu sân bay đô đốc hạm già cỗi của Nga. Với lợi thế lãnh thổ trải dài từ châu Á tới châu Âu, những chiếc máy bay ném bom Tu-160 có thể triển khai từ Nga tới bất cứ đâu toàn bộ châu Á và châu Âu, thậm chí là châu Phi. Nguồn ảnh: Smaller.

Tu-160 có tổ lái 4 phi công, chiều dài máy bay tổng cộng 54,1 mét, sải cánh của máy bay có thể cụp và xòe với đổ mở rộng nghiêng 20 độ sẽ cho diện tích mặt cánh tối đa lên tới 400 mét, khi nghiêng 65 độ sẽ cho diện tích mặt cánh 360 mét vuông. Nguồn ảnh: Smaller.

Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này là 110 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 275 tấn. Máy bay sử dụng bốn động cơ phản lực Samara/Trud NK-321 cho phép nó có khả năng bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 2,05 tương đương với 2220 km/h ở độ cao tối đa. Nguồn ảnh: Smaller.

Tầm hoạt động tối đa của chiếc Tu-160 này có thể lên tới 12300 km, trần bay đạt 15000 mét và có khả năng mang theo tối đa tới 40 tấn vũ khí các loại bao gồm các tên lửa hành trình, bom, tên lửa đối đất, tên lửa đối không,... Nguồn ảnh: Smaller.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-nga-ton-tien-che-tao-lai-phao-dai-bay-tu-160-889949.html