Tại sao Nga tốn tiền sửa tên lửa R-33 cũ thời Liên Xô?

Với tên lửa R-33, tiêm kích MiG-31 có khả năng hạ mục tiêu ở cự ly tới 304km - xa khủng khiếp. Đây có lẽ là một trong những lý do này mà Nga quyết níu kéo R-33 dù chúng đã rất cũ.

Theo nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Quốc phòng Nga đang có kế hoạch chi chi 94,5 triệu rub khôi phục đạn tên lửa không đối không R-33. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dự kiến, tên lửa R-33 sẽ được sửa chữa trước ngày 10/11/2020. Các đơn vị thực hiện dự kiến sẽ được xác định trên cơ sở đấu giá kín vào cuối tháng 5/2019. Nguồn ảnh: MilitaryRussia

Việc phải chi "núi tiền" sửa chữa một loại tên lửa được sản xuất cách đây 20-30 năm là một việc làm đôi khi hơi bất thường. Bởi với vũ khí chính xác có thể nên sản xuất mới, tuy nhiên với R-33 xem ra Nga không còn lựa chọn nào khác. Nguồn ảnh: Military review

Tên lửa không đối không R-33 (NATO định danh là AA-9 Amos) được phát triển bởi Cục thiết kế Vympel và đưa vào sản xuất từ cuối những năm 1970. Đến nay, dây chuyền đã ngừng hoạt động, thế nên việc sản xuất mới là khá khó. Nguồn ảnh: bastion-kapenko

Do vậy, bắt buộc người ta phải duy trì lô tên lửa đã cũ nằm trong kho nhằm đảm bảo tình trạng trực chiến tốt nhất. Bởi sức mạnh của tên lửa R-33 vẫn hữu hiệu thậm chí trong 20-30 năm nữa. Nguồn ảnh: bastion-kapenko

R-33 được thiết kế để trang bị cho siêu tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31. Nó được đánh giá là có khả năng tiêu diệt gọn các siêu máy bay ném bom chiến lược của Mỹ như B-1 Lancer, B-52, B-2 Spirit. Nguồn ảnh: bastion-kapenko

Tên lửa có kích thước rất lớn, nặng tới 490kg, dài 4,14m, đường kính thân 380mm, sải cánh 1,12m. May bay đạt tầm bắn 304km, tốc độ bay siêu thanh Mach 4,5. Nguồn ảnh: Amigo Models

Tham số kỹ thuật như vậy có thể nói là đứng hàng đầu thế giới hiện nay, sức mạnh của nó chỉ đứng sau loại R-37 cũng của Nga vốn được tạo ra từ R-33 cải tiến sâu. Nguồn ảnh: Авиару.рф

R-33 trang bị công nghệ đầu tự dẫn radar bán chủ động - nguyên lý làm việc là sau khi phóng, máy bay bay theo hệ định vị quán tính cũng như chỉ dẫn từ máy bay mang phóng, ở pha cuối đầu tự dẫn RGS-33 sẽ tự làm việc phát hiện mục tiêu. Nguồn ảnh: ВПК.name

Với kích thước lớn, mỗi tiêm kích MiG-31 chỉ mang được 4 quả đạn R-33 dưới giá treo đặc biệt gắn chặt dưới bụng. Nguồn ảnh: Army Herald

Mời độc giả xem video tiêm kích đánh chặn MiG-31BM. Nguồn: 1TV

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-nga-ton-tien-sua-ten-lua-r-33-cu-thoi-lien-xo-1219924.html