Theo World Atlas, sông Hằng ở Ấn Độ có chiều dài hơn 2,5 nghìn km, bắt nguồn từ dãy Himalaya đổ ra vịnh Bengal. Cùng với sông Ấn, sông Hằng là một trong 2 dòng sông quan trọng nhất hình thành nên văn minh Ấn Độ. Ảnh: Thethirdpo.
Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga trong Ấn Độ giáo. Với người dân Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất, con sông là nguồn sống của hàng trăm triệu người bên dòng sông này. Ảnh: Sodhatravel.
Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, tín ngưỡng Hindu giáo của Ấn Độ cho rằng, tắm trên sông Hằng là để gột rửa mọi tội lỗi, nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Người Ấn Độ cho rằng, uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành. Ảnh: Wikipedia.
Là con sông gắn liền với lịch sử Ấn Độ, cội nguồn của nền văn minh nước này nhưng sông Hằng cũng nổi tiếng thế giới về độ ô nhiễm. Năm 2007, dòng sông này từng bị xếp thứ 5 thế giới về mức độ ô nhiễm, nhiều chương trình kêu gọi cứu giúp sông Hằng đã xuất hiện. Ảnh: Sodhatravel.
Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, tín đồ Hindu tin giáo (Ấn Độ giáo) cho rằng nếu được hỏa táng, rải tro cốt trên sông Hằng, linh hồn người chết sẽ thoát khỏi kiếp luân hồi và tới cõi Niết Bàn. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dòng sông này bị ô nhiễm nặng nề như ngày hôm nay. Ảnh: Wikipedia.
Manikarnika Ghat là một trong những nơi cổ kính, linh thiêng nhất trong tôn giáo, truyền thuyết Hindu giáo được xây dựng bên bờ sông Hằng. Người ta nói rằng nếu người nào được hỏa táng ở đây sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được yên nghỉ mãi mãi. Hàng thế kỷ qua, người ta vẫn luôn tin rằng nghi thức tang lễ ở Manikarnika Ghat giúp con người thoát khỏi kiếp luân hồi bất tận. Khi việc hỏa táng xong xuôi, người ta lấy nước từ sông Hằng để dập lửa và ném tro xuống sông. Ảnh: Sodhatravel.
Theo Quang Dũng/Zing