Tại sao 'ông lớn' châu Âu phản đối Qatar đăng cai World Cup 2022?

Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu chứng kiến nhiều 'ông lớn' như Đức, Na Uy, Hà Lan… phản đối giải bóng đá lớn nhất hành tinh tổ chức tại Qatar.

Các cầu thủ Na Uy mặc áo mang thông điệp "Nhân quyền trong và ngoài sân cỏ" tại vòng loại World Cup 2022.

Các cầu thủ Na Uy mặc áo mang thông điệp "Nhân quyền trong và ngoài sân cỏ" tại vòng loại World Cup 2022.

Qatar được FIFA trao quyền đăng cai World Cup 2022 vào năm 2010, sau khi “vượt mặt” Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.

Thời điểm đó, giới mộ điệu đã xôn xao bởi giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh sẽ được tổ chức ở một quốc gia “chưa có tên trên bản đồ bóng đá thế giới”.

Qatar không có di sản bóng đá, nên khi giành quyền đăng cai họ mới bắt tay vào xây mới 8 sân vận động trong thời gian đến năm 2022.

Chưa hết, trận chung kết World Cup 2022 cũng được rời sang mùa đông để chóng lại cái nóng khắc nhiệt của mùa hè “chảy mỡ” ở Qatar.

Tại sao đến bây giờ mới nổ ra các cuộc phản đối Qatar đăng cai World Cup 2022?

Báo cáo điều tra của Guardian công bố ngày 23/2 nêu rõ, Qatar không được đánh giá cao về các giá trị nhân quyền và đối xử với người lao động nhập cư.

“Kể từ khi Qatar được trao quyền đăng cai World Cup vào năm 2010 đã có hơn 6.500 lao động nhập cư tại nước này thiệt mạng. Nguyên do điều kiện khí hậu nắng nóng, cùng với điều kiện sống và làm việc khắc nhiệt”, báo cáo giải thích.

Báo cáo của Guardian tác động mạnh mẽ tới Na Uy, nơi một số câu lạc bộ kêu gọi Liên đoàn bóng đá nước họ tẩy chay World Cup 2022.

Trong trận gặp Gibraltar ở vòng loại World Cup vào thứ 4 tuần trước, các cầu thủ tuyển Na Uy đã “diện” những chiếc áo có in dòng chữ “Nhân quyền trong và ngoài sân cỏ”.

Các cầu thủ Na Uy còn giơ 5 ngón tay, ám chỉ Điều 5 của Đạo luật Nhân quyền, trong đó quy định “Mọi người đều có quyền tự do…”.

Đức tiếp bước vào thứ 5 trong cuộc đối đầu Iceland, khi mọi thành viên trong đội hình xuất phát của họ đều mặc áo in chữ “Nhân quyền”.

Hà Lan, Đan Mạch cũng đã ủng hộ “ý tưởng” của Na Uy và Đức, nhằm mục đích: “Dù đã quá muộn để tẩy chay World Cup 2022 nhưng hành động có họ có thể góp phần làm chuyển biến tích cực những gì đang diễn ra tại Qatar”.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/the-thao/tai-sao-ong-lon-chau-au-phan-doi-qatar-dang-cai-world-cup-2022-oyJUynlMR.html