Tại sao quân ta không thu được pháo 203mm trong chiến tranh chống Mỹ?

Trong chiến tranh chống Mỹ, chúng ta đã thu được nhiều vũ khí khủng của đối phương, trong đó có pháo tự hành 'Vua chiến trường' 175 mm; nhưng tại sao chúng ta lại không thu được khẩu pháo cỡ nòng 203mm của địch?

Trong chiến tranh chống Mỹ , Mỹ đã đưa sang Việt Nam nhiều loại vũ khí khủng, một trong số đó là loại pháo tự hành M107, được trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962 và “siêu pháo” M110.

Trong chiến tranh chống Mỹ , Mỹ đã đưa sang Việt Nam nhiều loại vũ khí khủng, một trong số đó là loại pháo tự hành M107, được trang bị cho lục quân Mỹ từ năm 1962 và “siêu pháo” M110.

Pháo tự hành M107 có cỡ nòng 175 mm; nòng dài 9,15 mét; khối lượng chiến đấu 28,2 tấn; xe dài 11,3 mét (tính cả pháo); rộng 3,14 mét; sơ tốc đạn 914 m/s; tầm bắn 32,7 km; đầu đạn nặng 66,6 kg; bán kính sát thương hơn 50 mét; tốc độ chạy tối đa trên đường bằng 55 km/h; biên chế khẩu đội là 13 người.

Pháo tự hành M107 có cỡ nòng 175 mm; nòng dài 9,15 mét; khối lượng chiến đấu 28,2 tấn; xe dài 11,3 mét (tính cả pháo); rộng 3,14 mét; sơ tốc đạn 914 m/s; tầm bắn 32,7 km; đầu đạn nặng 66,6 kg; bán kính sát thương hơn 50 mét; tốc độ chạy tối đa trên đường bằng 55 km/h; biên chế khẩu đội là 13 người.

Mặc dù theo lý thuyết, khẩu pháo tự hành M107 có tốc độ chạy tối đa trên đường bằng 55 km/h, nhưng trong thực tế, pháo có tốc độ di chuyển rất chậm, do trọng lượng và kích thước quá cồng kềnh.

Mặc dù theo lý thuyết, khẩu pháo tự hành M107 có tốc độ chạy tối đa trên đường bằng 55 km/h, nhưng trong thực tế, pháo có tốc độ di chuyển rất chậm, do trọng lượng và kích thước quá cồng kềnh.

Lựu pháo tự hành M107 thiết kế theo “kiểu hở” gần như toàn bộ, khi di chuyển, kíp pháo thủ sẽ phải ngồi trên “xe mui trần”. Trong trường hợp bị phản pháo, kíp chiến đấu của M107 dễ bị tổn thương do không được che chắn.

Lựu pháo tự hành M107 thiết kế theo “kiểu hở” gần như toàn bộ, khi di chuyển, kíp pháo thủ sẽ phải ngồi trên “xe mui trần”. Trong trường hợp bị phản pháo, kíp chiến đấu của M107 dễ bị tổn thương do không được che chắn.

Một nhược điểm lớn nữa của lựu pháo M107 là mang được ít đạn; do đạn của nó quá nặng, lên tới 66,6 kg và có kích thước lớn, nên trên mỗi khẩu chỉ mang được 2 viên trên xe. Khi chiến đấu, cần một xe tải M548 chở đạn đi kèm, làm đội hình hành quân trở nên cồng kềnh, dễ ùn ứ khi bị phản pháo.

Một nhược điểm lớn nữa của lựu pháo M107 là mang được ít đạn; do đạn của nó quá nặng, lên tới 66,6 kg và có kích thước lớn, nên trên mỗi khẩu chỉ mang được 2 viên trên xe. Khi chiến đấu, cần một xe tải M548 chở đạn đi kèm, làm đội hình hành quân trở nên cồng kềnh, dễ ùn ứ khi bị phản pháo.

Điểm yếu lớn nhất của khẩu M107 đó là tốc độ bắn quá chậm, tốc độ bắn một viên mất từ 1,5 đến 2 phút; lý do sau mỗi phát bắn, pháo thủ phải hạ nòng pháo gần tư thế thăng bằng để nạp đạn và việc nạp đạn được tiến hành thủ công. Nên không tạo được mật độ hỏa lực cấp tập và liên tục.

Điểm yếu lớn nhất của khẩu M107 đó là tốc độ bắn quá chậm, tốc độ bắn một viên mất từ 1,5 đến 2 phút; lý do sau mỗi phát bắn, pháo thủ phải hạ nòng pháo gần tư thế thăng bằng để nạp đạn và việc nạp đạn được tiến hành thủ công. Nên không tạo được mật độ hỏa lực cấp tập và liên tục.

Năm 1968, quân đội ngụy quyền được Mỹ trang bị cho pháo tự hành M107, ngay lập tức, pháo binh ngụy lấy nó làm biểu tượng. Họ hứng chí viết lên nòng mấy chữ "Sấm sét" và "Vua chiến trường" trên nòng pháo.

Năm 1968, quân đội ngụy quyền được Mỹ trang bị cho pháo tự hành M107, ngay lập tức, pháo binh ngụy lấy nó làm biểu tượng. Họ hứng chí viết lên nòng mấy chữ "Sấm sét" và "Vua chiến trường" trên nòng pháo.

Vào ngày 3/4/1972, trước áp lực tấn công như vũ bão của ta, toàn bộ trung đoàn 56 của quân đội ngụy đã phải ra hàng, giao nộp toàn bộ vũ khí và trang bị, trong đó có 4 khẩu “Vua chiến trường”, 1 khẩu bị hỏng, 3 khẩu vẫn còn khả năng chiến đấu tốt.

Vào ngày 3/4/1972, trước áp lực tấn công như vũ bão của ta, toàn bộ trung đoàn 56 của quân đội ngụy đã phải ra hàng, giao nộp toàn bộ vũ khí và trang bị, trong đó có 4 khẩu “Vua chiến trường”, 1 khẩu bị hỏng, 3 khẩu vẫn còn khả năng chiến đấu tốt.

Số pháo M107 là “của quý” của quân đội ta khi đó, nhưng khi đó chúng ta chưa thể sử dụng theo kiểu “lấy vũ khí địch, đánh địch” ngay được vì không thể tự chủ được nguồn cung cấp đạn dược, những khẩu pháo này sau đó đã được chuyển ra hậu phương miền lớn Miền Bắc.

Số pháo M107 là “của quý” của quân đội ta khi đó, nhưng khi đó chúng ta chưa thể sử dụng theo kiểu “lấy vũ khí địch, đánh địch” ngay được vì không thể tự chủ được nguồn cung cấp đạn dược, những khẩu pháo này sau đó đã được chuyển ra hậu phương miền lớn Miền Bắc.

Sau đó, một khẩu “Vua chiến trường” được đưa lên trường Sĩ quan Pháo binh ở Sơn Tây để nghiên cứu, hiện khẩu này đang trưng bày tại Bảo tàng Binh chủng Pháo binh; một khẩu tặng cho Liên Xô làm kỷ niệm và một khẩu trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Sau đó, một khẩu “Vua chiến trường” được đưa lên trường Sĩ quan Pháo binh ở Sơn Tây để nghiên cứu, hiện khẩu này đang trưng bày tại Bảo tàng Binh chủng Pháo binh; một khẩu tặng cho Liên Xô làm kỷ niệm và một khẩu trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Tháng 3/1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, chúng ta đã thu được 12 khẩu “Vua chiến trường” cùng vô số đạn của địch, chúng ta đã có thể làm chủ loại vũ khí tối tân này và đưa ngay vào sử dụng, góp phần vào Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Năm 1979 “Vua chiến trường” tiếp tục tham gia một số trận đánh tiêu diệt Khmer Đỏ.

Tháng 3/1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, chúng ta đã thu được 12 khẩu “Vua chiến trường” cùng vô số đạn của địch, chúng ta đã có thể làm chủ loại vũ khí tối tân này và đưa ngay vào sử dụng, góp phần vào Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Năm 1979 “Vua chiến trường” tiếp tục tham gia một số trận đánh tiêu diệt Khmer Đỏ.

Ngày nay, những khẩu “Vua chiến trường” vẫn thuộc biên chế của lực lượng pháo binh dự bị QĐND Việt Nam. Do chỉ bắn được 700 đến 1.200 phát (tùy loại đạn), sau đó mức độ chính xác kém dần, nên số “Vua chiến trường” vẫn được bảo quản ở trạng thái niêm cất.

Ngày nay, những khẩu “Vua chiến trường” vẫn thuộc biên chế của lực lượng pháo binh dự bị QĐND Việt Nam. Do chỉ bắn được 700 đến 1.200 phát (tùy loại đạn), sau đó mức độ chính xác kém dần, nên số “Vua chiến trường” vẫn được bảo quản ở trạng thái niêm cất.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ còn sử dụng cả pháo tự hành có cỡ nòng đến 203 ly, có tên là M110. Đầu đạn của M110 nặng tới 90 kg, sức công phá cực lớn.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ còn sử dụng cả pháo tự hành có cỡ nòng đến 203 ly, có tên là M110. Đầu đạn của M110 nặng tới 90 kg, sức công phá cực lớn.

Nếu khẩu M107 là “Vua chiến trường”, thì khẩu M110 có lẽ phải là “Hoàng đế chiến trường”; nhưng không hiểu sao, “siêu pháo” này chỉ có quân đội Mỹ sử dụng, toàn bộ dàn pháo M110 được Mỹ đặt ở Việt Nam, sau đó đã theo chân quân Mỹ, rút lui khỏi chiến trường này.

Nếu khẩu M107 là “Vua chiến trường”, thì khẩu M110 có lẽ phải là “Hoàng đế chiến trường”; nhưng không hiểu sao, “siêu pháo” này chỉ có quân đội Mỹ sử dụng, toàn bộ dàn pháo M110 được Mỹ đặt ở Việt Nam, sau đó đã theo chân quân Mỹ, rút lui khỏi chiến trường này.

Thậm chí, mỗi khi tháo chạy, phải bỏ lại “siêu pháo”, người Mỹ đều cho máy bay đến ném bom phá hủy. Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, siêu pháo M110 cũng biến mất khỏi đất nước ta. Đó là lý do Việt Nam tịch thu chiến lợi phẩm được “siêu pháo” M110, cỡ nòng 203 mm của Mỹ. Ảnh: Pháo M110 Mỹ dùng ở Nam Việt Nam sau đó được rút ra, chuyển sang cho quân đội Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí, mỗi khi tháo chạy, phải bỏ lại “siêu pháo”, người Mỹ đều cho máy bay đến ném bom phá hủy. Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, siêu pháo M110 cũng biến mất khỏi đất nước ta. Đó là lý do Việt Nam tịch thu chiến lợi phẩm được “siêu pháo” M110, cỡ nòng 203 mm của Mỹ. Ảnh: Pháo M110 Mỹ dùng ở Nam Việt Nam sau đó được rút ra, chuyển sang cho quân đội Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của khẩu pháp tự hành M107 trong biên chế quân đội Mỹ trước đây. Nguồn: USAM.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-quan-ta-khong-thu-duoc-phao-203mm-trong-chien-tranh-chong-my-1520026.html