Tại sao trực thăng vũ trang Nga không bắn hạ được UAV của Ukraine?

Mặc dù chiếc trực thăng vũ trang Mi-28 Havoc của Nga nổ súng đánh chặn dữ dội, nhưng không thể bắn hạ được máy bay không người lái (UAV) của Ukraine. Vậy lý do vì sao?

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) hôm thứ 10/11 đã công bố một đoạn video cho biết, một trong những máy bay không người lái của họ đã bị trực thăng vũ trang Mi-28 Havoc của Nga tấn công gần Mũi Talhankut, cực tây của bán đảo Crimea.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) hôm thứ 10/11 đã công bố một đoạn video cho biết, một trong những máy bay không người lái của họ đã bị trực thăng vũ trang Mi-28 Havoc của Nga tấn công gần Mũi Talhankut, cực tây của bán đảo Crimea.

Đoạn clip dài 19 giây được quay từ máy bay không người lái mà GUR công bố cho thấy, nó bị trực thăng vũ trang của Nga tấn công. Pháo 30 mm từ trực thăng Mi-28 bắn dữ dội nhưng không bắn trúng máy bay không người lái.

Điều này cho thấy việc bắn hạ một chiếc máy bay nhỏ, di chuyển chậm như máy bay không người lái với đạn không điều khiển là khó khăn như thế nào. Ngay cả từ một chiếc trực thăng có thể bám sát nó và thậm chí có tốc độ cao hơn.

Điều này cho thấy việc bắn hạ một chiếc máy bay nhỏ, di chuyển chậm như máy bay không người lái với đạn không điều khiển là khó khăn như thế nào. Ngay cả từ một chiếc trực thăng có thể bám sát nó và thậm chí có tốc độ cao hơn.

Hiện chưa rõ mẫu UAV mà quân đội Ukraine sử dụng nhưng có thể thấy nó sử dụng cánh quạt phía sau, có thể là loại UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, hoặc cũng có thể là UAV thương mại Mugin-5 cỡ nhỏ của Trung Quốc; hoặc có thể là những mẫu khác.

Hiện chưa rõ mẫu UAV mà quân đội Ukraine sử dụng nhưng có thể thấy nó sử dụng cánh quạt phía sau, có thể là loại UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, hoặc cũng có thể là UAV thương mại Mugin-5 cỡ nhỏ của Trung Quốc; hoặc có thể là những mẫu khác.

Đặc điểm chung của loại UAV này là hình dáng nhỏ, tốc độ chậm, nên những các máy bay chiến đấu tốc độ cao thông thường không thể khóa chặt các UAV này, mà còn không thể bay đồng tốc với UAV. Và rất khó để máy bay chiến đấu tốc độ cao, có thể phát hiện những mục tiêu nhỏ như vậy.

Đặc điểm chung của loại UAV này là hình dáng nhỏ, tốc độ chậm, nên những các máy bay chiến đấu tốc độ cao thông thường không thể khóa chặt các UAV này, mà còn không thể bay đồng tốc với UAV. Và rất khó để máy bay chiến đấu tốc độ cao, có thể phát hiện những mục tiêu nhỏ như vậy.

Từ những đặc điểm trên, hành động của quân đội Nga điều động trực thăng Mi-28 tới đánh chặn UAV của Ukraine là đúng đắn. Trước đó, Không quân Israel đã nhiều lần sử dụng trực thăng vũ trang để bắn hạ UAV của phiến quân tấn công vào lãnh thổ nước này.

Từ những đặc điểm trên, hành động của quân đội Nga điều động trực thăng Mi-28 tới đánh chặn UAV của Ukraine là đúng đắn. Trước đó, Không quân Israel đã nhiều lần sử dụng trực thăng vũ trang để bắn hạ UAV của phiến quân tấn công vào lãnh thổ nước này.

Trực thăng vũ trang Mi-28 có hệ thống quan sát tốt hơn và là bệ vũ khí tương đối ổn định trên không. Trực thăng có thể giảm tốc độ hoặc thậm chí bay lơ lửng, nên có thể theo kịp tốc độ bay thấp của UAV.

Ngoài ra, Mi-28 còn có hỏa lực mạnh mẽ, không chỉ được trang bị số lượng lớn tên lửa, rocket chống tăng mà còn được trang bị pháo 30 mm 2A42 cải tiến ở tháp pháo dưới mũi, với cơ số đạn 300 viên.

Pháo 30 mm 2A42 có cấu tạo tương tự như pháo trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2, tính năng chiến đấu đã được kiểm nghiệm, góc hướng của pháo là 110°, góc tầm lên 13° và xuống 40°. Tốc độ bắn của pháo trên không là 900 phát/phút, tốc độ bắn trên mặt đất là 300 phát/phút.

Pháo 30 mm 2A42 có cấu tạo tương tự như pháo trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2, tính năng chiến đấu đã được kiểm nghiệm, góc hướng của pháo là 110°, góc tầm lên 13° và xuống 40°. Tốc độ bắn của pháo trên không là 900 phát/phút, tốc độ bắn trên mặt đất là 300 phát/phút.

Tuy nhiên, khẩu pháo 30 mm này cũng có một vấn đề lớn, đó là độ chính xác không cao; nó có thể bắn chính xác xe tăng mặt đất và xe bọc thép, nhưng đối với UAV cơ động trên không, loại pháo này khó có thể bắn chính xác.

Tuy nhiên, khẩu pháo 30 mm này cũng có một vấn đề lớn, đó là độ chính xác không cao; nó có thể bắn chính xác xe tăng mặt đất và xe bọc thép, nhưng đối với UAV cơ động trên không, loại pháo này khó có thể bắn chính xác.

Theo các nhà phân tích, đối với mục tiêu máy bay không người lái, vũ khí tốt nhất để trực thăng vũ trang sử dụng là tên lửa không đối không tầm ngắn. Tuy nhiên giá thành lại rất đắt đỏ.

Theo các nhà phân tích, đối với mục tiêu máy bay không người lái, vũ khí tốt nhất để trực thăng vũ trang sử dụng là tên lửa không đối không tầm ngắn. Tuy nhiên giá thành lại rất đắt đỏ.

Hiện nay các loại trực thăng vũ trang của Nga thường được trang bị tên lửa không đối không Igla-S, đây là loại tên lửa không đối không tầm ngắn, được phát triển trên cơ sở tên lửa đất đối không vác vai (MANPAD); tương đương với tên lửa Stinger của quân đội Mỹ. Igla-S sử dụng bệ phóng kép gắn dưới cánh mang vũ khí của trực thăng.

Hiện nay các loại trực thăng vũ trang của Nga thường được trang bị tên lửa không đối không Igla-S, đây là loại tên lửa không đối không tầm ngắn, được phát triển trên cơ sở tên lửa đất đối không vác vai (MANPAD); tương đương với tên lửa Stinger của quân đội Mỹ. Igla-S sử dụng bệ phóng kép gắn dưới cánh mang vũ khí của trực thăng.

Tuy nhiên, loại tên lửa này cũng hiếm khi được trang bị cho quân đội Nga ở chiến trường và về cơ bản chưa được trang bị rộng rãi; mặt khác, trực thăng vũ trang của Nga chủ yếu được sử dụng để chống thiết giáp, hỗ trợ chiến đấu tầm gần và các nhiệm vụ khác.

Tuy nhiên, loại tên lửa này cũng hiếm khi được trang bị cho quân đội Nga ở chiến trường và về cơ bản chưa được trang bị rộng rãi; mặt khác, trực thăng vũ trang của Nga chủ yếu được sử dụng để chống thiết giáp, hỗ trợ chiến đấu tầm gần và các nhiệm vụ khác.

Do đó, việc đánh chặn máy bay không người lái bằng trực thăng vũ trang, quân đội Nga chỉ có thể dựa vào súng máy 30mm để đánh chặn. Trong khi đó một số quốc gia phương Tây, lại coi trực thăng vũ trang mới là phương tiện chính để đánh chặn UAV.

Ví dụ, Nhật Bản coi tác chiến không đối không là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trực thăng vũ trang, nên họ đã phát triển tên lửa không đối không dành riêng cho trực thăng. Loại trực thăng trinh sát vũ trang OH-1 Ninja có khả năng mang tới 16 tên lửa không đối không.

Ví dụ, Nhật Bản coi tác chiến không đối không là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trực thăng vũ trang, nên họ đã phát triển tên lửa không đối không dành riêng cho trực thăng. Loại trực thăng trinh sát vũ trang OH-1 Ninja có khả năng mang tới 16 tên lửa không đối không.

Thậm chí Trung Quốc đã phát triển trực thăng vũ trang Z-10 và Z-19 để làm phương tiện đánh chặn UAV, khi có thể mang hàng chục tên lửa không đối không TY-90. Ngoài ra, các loại trực thăng này vẫn có pháo bắn nhanh, nhưng chỉ trang bị loại 20mm, nên khả năng mang được nhiều đạn hơn.

Thậm chí Trung Quốc đã phát triển trực thăng vũ trang Z-10 và Z-19 để làm phương tiện đánh chặn UAV, khi có thể mang hàng chục tên lửa không đối không TY-90. Ngoài ra, các loại trực thăng này vẫn có pháo bắn nhanh, nhưng chỉ trang bị loại 20mm, nên khả năng mang được nhiều đạn hơn.

Trực thăng vũ trang Mi-28 Havoc của Không quân Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-truc-thang-vu-trang-nga-khong-ban-ha-duoc-uav-cua-ukraine-1921434.html