Tại sao vàng và kim cương của Nga vẫn được bán trên đất Mỹ?
Bất chấp các lệnh trừng phạt, vàng và kim cương của Nga vẫn có thể được bán ở Mỹ, trừ khi các công ty và chính phủ thắt chặt kiểm soát.
Về lý thuyết, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã cấm bán vàng và kim cương từ Nga. Thế nhưng, trên thực tế, đá quý và kim loại quý của Nga có khả năng vẫn vào thị trường phương Tây, thường sẽ được thông qua một mạng lưới trung gian toàn cầu khó có thể giám sát.
Hạ nghị sĩ Elissa Slotkin tuyên bố bày tỏ ủng hộ hơn nữa những luật hạn chế nhập khẩu vàng của Nga: Các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn là rất cần thiết để “đảm bảo Nga không thể sử dụng lượng vàng dự trữ của mình để tài trợ cho cuộc chiến trên khắp Ukraine”.
Một nhân viên của Alrosa kiểm tra một viên kim cương thô 242 carat được đưa ra đấu giá vào năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Được biết, phần lớn kim cương đã qua xử lý và đồ trang sức thành phẩm thường được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là chúng có thể được đưa vào Mỹ một cách hợp pháp ngay cả khi nguyên liệu thô ban đầu đến từ Nga, các nhà kim hoàn cho biết.
Được biết, không chỉ là gã xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng đầu thế giới, Nga còn chiếm khoảng 1/10 nguồn cung vàng toàn cầu và 30% nguồn cung kim cương, và nước này có một kho vàng trị giá khoảng 140 tỷ USD, theo Hội đồng Vàng Thế giới và các nhà phân tích ngành trang sức.
Nguồn gốc chính hãng của vàng và kim cương thường rất khó xác định. Ví dụ, vàng Nga có thể được sử dụng làm đồ trang sức của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc kim cương Nga được đánh bóng ở Ấn Độ rồi tái xuất. Tuy nhiên, nếu các nhà kim hoàn và người tiêu dùng Mỹ yêu cầu truy xuất nguồn gốc đầy đủ, thì tình hình có thể được giải quyết.
Susan Wheeler, một nhà thiết kế trang sức và người ủng hộ đạo đức tìm nguồn cung ứng có trụ sở tại Chicago, cho rằng: “Vàng và kim cương đều rất dễ khai thác”, “Người tiêu dùng cần biết họ nên tiêu thụ những loại kim loại quý nào, nguồn gốc xuất xứ ra sao, nếu không họ sẽ bị coi là đang gián tiếp tiếp ứng cho cuộc chiến ở Ukraine”.
Mỹ nhắm mục tiêu vào kim cương đánh bóng của Nga như một phần của làn sóng trừng phạt trong những tuần sau cuộc tấn công của nước này lên Ukraine vào tháng 2.
Sau đó vào tháng 4, nước này đã trừng phạt cụ thể Alrosa, nhà sản xuất kim cương khổng lồ của Nga, yêu cầu công ty này phải chịu trách nhiệm về 90% tổng nguồn cung của đất nước, trong bối cảnh các nhà lập pháp kêu gọi để có các biện pháp cứng rắn hơn. Thế nhưng, về phía Alrosa vẫn im lặng.
Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã viết thư cho chính quyền Biden vào tháng 4, cảnh báo về những sai sót trong cách xử lý các lệnh cấm trang sức xa xỉ, đặc biệt là việc dễ dàng nhập khẩu kim cương của Nga qua các quốc gia thứ ba.
Họ khuyến khích Bộ Tài chính sửa đổi định nghĩa về quốc gia xuất xứ và hợp tác với các quốc gia như Ấn Độ để ngăn chặn các tài sản bị trừng phạt của Nga được sử dụng làm đường dẫn.
Tháng 3 vừa qua, một "Đạo luật ngăn chặn vàng của Nga", được trình bày tại Quốc hội Mỹ với mục tiêu sẽ ngăn cản công dân Mỹ liên kết với công dân nước ngoài mua hoặc bán vàng Nga.
Lê Na (Theo WSJ)