Taliban muốn quốc tế để công nhận nhưng lại từ chối điều kiện Liên Hiệp Quốc đưa ra

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan Zabihullah Mujahid khẳng định, các điều kiện mà cộng đồng quốc tế nêu ra để sẵn sàng công nhận Chính phủ mới tại Afghanistan là 'hoàn toàn không phù hợp' với phong trào Taliban.

Kênh truyền hình Sky News Arabia ngày 23/9 dẫn lời ông Zabihullah Mujahid trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng, đến thời điểm hiện nay, lực lượng Taliban chưa thể chấp thuận tất cả các điều kiện để công nhận Chính phủ mới tại Afghanistan do cộng đồng quốc tế đưa ra.

Kênh truyền hình Sky News Arabia ngày 23/9 dẫn lời ông Zabihullah Mujahid trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng, đến thời điểm hiện nay, lực lượng Taliban chưa thể chấp thuận tất cả các điều kiện để công nhận Chính phủ mới tại Afghanistan do cộng đồng quốc tế đưa ra.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Zabihullah Mujahid, phong trào Taliban đang tìm cách thiết lập mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với nhiều quốc gia khác, dựa trên phương châm “tôn trọng lẫn nhau”, đồng thời đã gửi thông điệp hối thúc Liên Hợp Quốc sớm tìm ra “tiếng nói chung” trong hợp tác ngoại giao.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Zabihullah Mujahid, phong trào Taliban đang tìm cách thiết lập mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với nhiều quốc gia khác, dựa trên phương châm “tôn trọng lẫn nhau”, đồng thời đã gửi thông điệp hối thúc Liên Hợp Quốc sớm tìm ra “tiếng nói chung” trong hợp tác ngoại giao.

Song ông Zabihullah Mujahid khẳng định, tất cả những lo ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến các nhà chức trách mới của Afghanistan đều có thể giải quyết được trong tương lai gần.

Song ông Zabihullah Mujahid khẳng định, tất cả những lo ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến các nhà chức trách mới của Afghanistan đều có thể giải quyết được trong tương lai gần.

Đầu tháng này, Liên Hợp Quốc đã nêu những điều kiện công nhận lực lượng Taliban là Chính phủ mới tại Afghanistan bao gồm: không để khủng bố sử dụng địa bàn để tấn công các nước khác, tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền của phụ nữ, nhà nước pháp quyền và quyền tự do truyền thông.

Đầu tháng này, Liên Hợp Quốc đã nêu những điều kiện công nhận lực lượng Taliban là Chính phủ mới tại Afghanistan bao gồm: không để khủng bố sử dụng địa bàn để tấn công các nước khác, tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền của phụ nữ, nhà nước pháp quyền và quyền tự do truyền thông.

Cuối cùng là việc Taliban cần thực hiện cam kết đối với việc để công dân nước ngoài và người Afghanistan có nhu cầu rời khỏi nước này, phù hợp với nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Cuối cùng là việc Taliban cần thực hiện cam kết đối với việc để công dân nước ngoài và người Afghanistan có nhu cầu rời khỏi nước này, phù hợp với nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên mới đây Taliban công bố các thành viên còn lại trong chính phủ lâm thời, nhưng không có phụ nữ nào đảm nhận vai trò trong nội các.

Tuy nhiên mới đây Taliban công bố các thành viên còn lại trong chính phủ lâm thời, nhưng không có phụ nữ nào đảm nhận vai trò trong nội các.

"Những vị trí này được coi là quan trọng đối với hoạt động của Tiểu vương quốc Hồi giáo", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Taliban Zabihullah Mujahid nói, trong cuộc họp báo công bố toàn bộ thành viên nội các hôm 21/9/2021.

"Những vị trí này được coi là quan trọng đối với hoạt động của Tiểu vương quốc Hồi giáo", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Taliban Zabihullah Mujahid nói, trong cuộc họp báo công bố toàn bộ thành viên nội các hôm 21/9/2021.

Các vị trí nội các này được hoàn thiện hai tuần sau khi Taliban công bố chính phủ lâm thời gồm toàn nam giới nắm các bộ chủ chốt.

Các vị trí nội các này được hoàn thiện hai tuần sau khi Taliban công bố chính phủ lâm thời gồm toàn nam giới nắm các bộ chủ chốt.

Những ghế bộ trưởng cuối cùng được bổ nhiệm lần này, trong đó có Bộ Y tế, không do bất cứ phụ nữ nào đảm nhiệm. Mujahid cũng không nhắc gì tới Bộ Phụ nữ, hiện bị đóng cửa, trong bộ máy hoàn thiện.

Những ghế bộ trưởng cuối cùng được bổ nhiệm lần này, trong đó có Bộ Y tế, không do bất cứ phụ nữ nào đảm nhiệm. Mujahid cũng không nhắc gì tới Bộ Phụ nữ, hiện bị đóng cửa, trong bộ máy hoàn thiện.

Taliban tuần trước thay biển hiệu Bộ Phụ nữ Afghanistan thành "Bộ Cầu nguyện, hướng dẫn, thúc đẩy đức hạnh và ngăn ngừa đồi bại".

Taliban tuần trước thay biển hiệu Bộ Phụ nữ Afghanistan thành "Bộ Cầu nguyện, hướng dẫn, thúc đẩy đức hạnh và ngăn ngừa đồi bại".

Trong giai đoạn Taliban cầm quyền 1996-2001, cơ quan này chịu trách nhiệm thực thi diễn giải về luật Hồi giáo, gồm quy định trang phục nghiêm ngặt và hành quyết công khai.

Trong giai đoạn Taliban cầm quyền 1996-2001, cơ quan này chịu trách nhiệm thực thi diễn giải về luật Hồi giáo, gồm quy định trang phục nghiêm ngặt và hành quyết công khai.

Các cuộc hành quyết được tổ chức công khai tại sân vận động Kabul và phụ nữ Afghanistan khi đó cũng không được đi học và đi làm.

Các cuộc hành quyết được tổ chức công khai tại sân vận động Kabul và phụ nữ Afghanistan khi đó cũng không được đi học và đi làm.

Một trong những người sáng lập Taliban vừa tuyên bố lực lượng này sẽ khôi phục các hình phạt tử hình, chặt chân tay, dù có thể không công khai.

Một trong những người sáng lập Taliban vừa tuyên bố lực lượng này sẽ khôi phục các hình phạt tử hình, chặt chân tay, dù có thể không công khai.

Taliban đầu tháng này công bố những thành viên đầu tiên của chính phủ, gồm Thủ tướng lâm thời Mohammad Hassan Akhund, Phó thủ tướng lâm thời Abdul Ghani Baradar cùng các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ, ngoại giao.

Taliban đầu tháng này công bố những thành viên đầu tiên của chính phủ, gồm Thủ tướng lâm thời Mohammad Hassan Akhund, Phó thủ tướng lâm thời Abdul Ghani Baradar cùng các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ, ngoại giao.

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric hôm 21/9 cho biết trước đó một ngày, Tổng thư ký Antonio Guterres nhận được thư từ Amir Khan Muttaqi, yêu cầu tham gia phiên họp cấp cao tuần này. Theo bức thư, Muttaqi là "Bộ trưởng Ngoại giao".

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric hôm 21/9 cho biết trước đó một ngày, Tổng thư ký Antonio Guterres nhận được thư từ Amir Khan Muttaqi, yêu cầu tham gia phiên họp cấp cao tuần này. Theo bức thư, Muttaqi là "Bộ trưởng Ngoại giao".

Bức thư có tiêu đề "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, Bộ Ngoại giao" nói rằng cựu tổng thống Ashraf Ghani đã bị "lật đổ" vào ngày 15/8, ngày ông rời khỏi đất nước. "Các quốc gia trên thế giới không còn công nhận ông ấy là tổng thống", bức thư có đoạn viết.

Bức thư có tiêu đề "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, Bộ Ngoại giao" nói rằng cựu tổng thống Ashraf Ghani đã bị "lật đổ" vào ngày 15/8, ngày ông rời khỏi đất nước. "Các quốc gia trên thế giới không còn công nhận ông ấy là tổng thống", bức thư có đoạn viết.

Bức thư cũng chỉ ra rằng Ghulam Isaczai "không còn đại diện" cho Afghanistan, đồng thời đề cử phát ngôn viên của Taliban ở Qatar là Suhail Shaheen làm đại diện thường trực của Afghanistan tại Liên Hợp Quốc.

Bức thư cũng chỉ ra rằng Ghulam Isaczai "không còn đại diện" cho Afghanistan, đồng thời đề cử phát ngôn viên của Taliban ở Qatar là Suhail Shaheen làm đại diện thường trực của Afghanistan tại Liên Hợp Quốc.

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cũng cho biết, Tổng thư ký Guterres đã nhận được thư riêng của Isaczai, đề ngày 15/9, nêu danh sách phái đoàn Afghanistan tham dự phiên họp và chỉ rõ Isaczai là đại diện thường trực của Afghanistan.

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cũng cho biết, Tổng thư ký Guterres đã nhận được thư riêng của Isaczai, đề ngày 15/9, nêu danh sách phái đoàn Afghanistan tham dự phiên họp và chỉ rõ Isaczai là đại diện thường trực của Afghanistan.

"Sau khi tham khảo ý kiến văn phòng chủ tịch Đại hội đồng, ban thư ký đã gửi hai bức thư này cho các thành viên ủy ban chứng nhận khóa họp thứ 76 của Đại hội đồng", ông Dujarric nói.

"Sau khi tham khảo ý kiến văn phòng chủ tịch Đại hội đồng, ban thư ký đã gửi hai bức thư này cho các thành viên ủy ban chứng nhận khóa họp thứ 76 của Đại hội đồng", ông Dujarric nói.

Ủy ban chứng nhận 9 thành viên gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Thụy Điển, Nam Phi, Sierra Leone, Chile, Bhutan và Bahamas. Ủy ban sẽ quyết định bên nào đại diện Afghanistan tại Đại hội đồng.

Ủy ban chứng nhận 9 thành viên gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Thụy Điển, Nam Phi, Sierra Leone, Chile, Bhutan và Bahamas. Ủy ban sẽ quyết định bên nào đại diện Afghanistan tại Đại hội đồng.

Chưa có quốc gia nào công nhận chính phủ lâm thời Taliban, nhưng một số nước đã có những động ủng hộ, trong đó có Pakistan.

Chưa có quốc gia nào công nhận chính phủ lâm thời Taliban, nhưng một số nước đã có những động ủng hộ, trong đó có Pakistan.

Sau khi giành quyền kiểm soát đất nước hôm 15/8, Taliban nhiều lần cam kết xây dựng chính phủ ôn hòa hơn so với 20 năm trước, bao gồm bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo.

Sau khi giành quyền kiểm soát đất nước hôm 15/8, Taliban nhiều lần cam kết xây dựng chính phủ ôn hòa hơn so với 20 năm trước, bao gồm bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo.

Tuy nhiên, cam kết này bị hoài nghi, khi bộ máy chính quyền của Taliban không có phụ nữ. Theo những quy định mới, nữ giới cũng không được phép chơi thể thao, nam nữ không được phép học cùng và làm cùng.

Tuy nhiên, cam kết này bị hoài nghi, khi bộ máy chính quyền của Taliban không có phụ nữ. Theo những quy định mới, nữ giới cũng không được phép chơi thể thao, nam nữ không được phép học cùng và làm cùng.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-taliban-muon-quoc-te-de-cong-nhan-nhung-lai-tu-choi-dieu-kien-lien-hiep-quoc-dua-ra-post481427.antd