Tấm bia khu lăng tẩm có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam

Là bảo vật quốc gia, bia này đặt tại một khu lăng tẩm có vẻ đẹp thơ mộng ở Huế, thu hút du khách tham quan.

Theo tư liệu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bia Khiêm Cung Ký ở lăng Tự Đức là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia. Bia có kích thước đồ sộ, phong cách đặc sắc, nội dung văn bia do chính vua Tự Đức soạn thảo năm 1871. Ảnh: Huynh.chao.hung.

Theo tư liệu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bia Khiêm Cung Ký ở lăng Tự Đức là tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia. Bia có kích thước đồ sộ, phong cách đặc sắc, nội dung văn bia do chính vua Tự Đức soạn thảo năm 1871. Ảnh: Huynh.chao.hung.

Năm 2015, bia Khiêm Cung Ký được công nhận bảo vật quốc gia. Theo tư liệu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, xét cả về nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật lẫn nội dung bi ký, bia Khiêm Cung Ký được đánh giá độc đáo bậc nhất trong các bia đá cùng loại ở Việt Nam. Ảnh: Vs_annd.

Năm 2015, bia Khiêm Cung Ký được công nhận bảo vật quốc gia. Theo tư liệu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, xét cả về nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật lẫn nội dung bi ký, bia Khiêm Cung Ký được đánh giá độc đáo bậc nhất trong các bia đá cùng loại ở Việt Nam. Ảnh: Vs_annd.

Năm 2019, nhân ngày Di sản Thế giới 18/4, lăng Tự Đức nói chung và bi đình (nhà bia) ở lăng nói riêng là di sản đầu tiên của Việt Nam được Google Arts & Culture giới thiệu tới toàn thế giới qua phiên bản số hóa 3D. Ảnh: Ilsignorcaste.

Năm 2019, nhân ngày Di sản Thế giới 18/4, lăng Tự Đức nói chung và bi đình (nhà bia) ở lăng nói riêng là di sản đầu tiên của Việt Nam được Google Arts & Culture giới thiệu tới toàn thế giới qua phiên bản số hóa 3D. Ảnh: Ilsignorcaste.

Theo biển thông tin đặt tại di tích, lăng Tự Đức có tên chữ là Khiêm lăng, được xây dựng trong khoảng thời gian 1864-1867. Vẻ đẹp của Khiêm lăng được đánh giá như một bức tranh sơn thủy hữu tình, hài hòa giữa sự sáng tạo của con người với cảnh quan tự nhiên. Ảnh: Long.kienn.

Theo biển thông tin đặt tại di tích, lăng Tự Đức có tên chữ là Khiêm lăng, được xây dựng trong khoảng thời gian 1864-1867. Vẻ đẹp của Khiêm lăng được đánh giá như một bức tranh sơn thủy hữu tình, hài hòa giữa sự sáng tạo của con người với cảnh quan tự nhiên. Ảnh: Long.kienn.

Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Khiêm lăng có bố cục gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song nhau. Nơi đây có gần 50 công trình mang chữ Khiêm trong tên gọi như Vụ Khiêm môn, Khiêm Cung môn, Hòa Khiêm điện, Lương Khiêm điện... Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Theo tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Khiêm lăng có bố cục gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song nhau. Nơi đây có gần 50 công trình mang chữ Khiêm trong tên gọi như Vụ Khiêm môn, Khiêm Cung môn, Hòa Khiêm điện, Lương Khiêm điện... Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

Hồ Lưu Khiêm là yếu tố minh đường quan trọng trong bố cục Khiêm lăng, mang vẻ đẹp thơ mộng. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm, có những cây cầu duyên dáng bắc qua... Ảnh: Lehatruc.

Hồ Lưu Khiêm là yếu tố minh đường quan trọng trong bố cục Khiêm lăng, mang vẻ đẹp thơ mộng. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm, có những cây cầu duyên dáng bắc qua... Ảnh: Lehatruc.

Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ trên hồ Lưu Khiêm được đánh giá là những công trình độc đáo trong tổng thể kiến trúc Khiêm lăng, có hình thức nhà tạ dựng trên mặt nước, duyên dáng soi bóng xuống hồ. Xưa, đây là nơi nhà vua nghỉ ngơi, làm thơ, đọc sách... Ảnh: Sunshaun.hlt.

Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ trên hồ Lưu Khiêm được đánh giá là những công trình độc đáo trong tổng thể kiến trúc Khiêm lăng, có hình thức nhà tạ dựng trên mặt nước, duyên dáng soi bóng xuống hồ. Xưa, đây là nơi nhà vua nghỉ ngơi, làm thơ, đọc sách... Ảnh: Sunshaun.hlt.

Theo Song Phúc/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/tam-bia-khu-lang-tam-co-so-luong-van-tu-nhieu-nhat-o-viet-nam-1502990.html