Tâm lý là yếu tố quan trọng trong phòng chống bạo lực học đường
Tiếp tục phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 năm 2024, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức, sáng 29/9, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã diễn ra với sự tham dự của 306 đại biểu Quốc hội trẻ em. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ban ngành.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn về “phòng chống bạo lực học đường”, đã có 138 đại biểu Quốc hội trẻ em đăng ký phát biểu, 5 đại biểu chất vấn và 2 đại biểu tranh luận. Phiên chất vấn đã làm nóng nghị trường bởi đây là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Các đại biểu đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa.
Môi trường mạng đang ngày càng phát triển mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhưng cũng tác động tiêu cực tới các em học sinh. Đây là một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giả định nêu ra.
Tranh luận vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội trẻ em cho rằng, cần đánh giá chính xác hơn về nguyên nhân.
Nội dung này cũng được đại biểu Quốc hội trẻ em chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giả định.
Bộ trưởng giả định cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học có chuyên gia tư vấn tâm lý cho học sinh hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia tư vấn tâm lý để các em có thể giãi bày khi cần thiết.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!