Tám ngọn gió
Khi hiểu được bảnchất của cuộc đời là Vô thường, Khổ và Vô ngã thì chúng ta sẽ hành động có mụcđích hơn. Nếu không thì chúng ta sẽ luôn sống trong ảo tưởng và niềm tin mơ hồvề những cái không thật mà coi thường việc phát triển các giá trị tinh thần chođến khi quá trễ.
Bản chất của cuộc đời là Vô thường, Khô, và Vô ngã. - Ảnh minh họa
Có một câu chuyện ngụ ngôn về tâm lý này của con người nhưsau. Có một con ong đang hút mật trong một bông sen. Nó say sưa hút mật đến nôĩkhông nhận ra trời đã tối và các cánh sen đang khép lại. Nó bị nhốt bên trongbông sen nhưng nó không hề thấy lo lắng. Nó tự nhủ rằng thôi thì mình qua đêm ởđây cũng được, sáng mai các cánh hoa lại bung ra và mình sẽ được tự do. Thếnhưng ngay lúc đó có một con voi đi tới, dùng vòi nhổ cây sen lên và ăn bôngsen, trong đó có con ong. Chúng ta cũng như con ong tội nghiệp kia vậy, mơ giưãban ngày về một tương lai hay sự nghiệp nào đó cho đến khi nhận ra đó chỉ là giấcmơ. Chúng ta thường không nhận ra rằng cuộc sống vận hành theo nguyên lý của nómà chúng ta không thể ngờ tới hay làm gì được.
Có một lần ĐứcPhật chỉ thanh gỗ đang trôi dưới sông Hằng nói với các Tỳ-kheo rằng sự tu tập đểđi đến giải thoát của các Tỳ-kheo cũng giống như thanh gỗ đang trôi ra biển ấy.Thanh gỗ đó có thể bị tấp vô bờ, có thể bị chìm xuống nước, có thể bị dạt vàohòn đảo nào đó, có thể bị ai đó vớt lên, có thể bị mục nát, có thể bị nướcxoáy… làm cho nó không thể ra đến biển được. Các Tỳ-kheo cũng vậy, trong quátrình tu tập có thể sẽ gặp những trở ngại ngăn cản họ đi đến giải thoát cuôícùng. Họ có thể bị dính mắc vào dục lạc, vào danh vọng, vào kiến chấp, vào bạnbè xấu… làm cho họ bị chệch hướng Niết-bàn.
Nếu thanh gỗkia muốn ra đến biển cả thì nó phải luôn luôn được trôi giữa dòng. Cũng vậy,các Tỳ-kheo muốn đi đến biển cả của giải thoát thì họ phải đi theo con đườngTrung đạo và lấy giới, định, huệ làm căn bản. Bất cứ ai muốn tu tập giải thoáthay chỉ mong một cuộc sống tốt đẹp thì phải hiểu bản thân và hoàn cảnh xungquanh. Chúng ta đang sống trong một thế giới không ổn định, không hoàn toàn làhoa hồng nhưng cũng không hoàn toàn là gai nhọn. Hoa hồng thì rất đẹp và thơmnhưng thân của nó thì đầy những gai nhọn. Đối với những người lạc quan thì thếgiới này là một luống hoa hồng. Còn đối với những người bi quan thì thế giơínày toàn gai. Nhưng những người có đầu óc thực tế thì thấy cả cái được và cái mấtcủa hoa và gai. Bạn muốn có được hoa hồng thì phải chịu bị gai đâm, nhưng cũngkhông vì sợ gai mà người ta không thưởng thức hoa hồng. Một người có trí huệ sẽkhông bị vẻ đẹp của hoa hồng làm cho mê muội mà có cái nhìn như thực: Hoa hồngchính là hoa hồng. Cũng vậy, khi biết được bản chất của gai, anh ta sẽ thấy gaichính là gai và sẽ cẩn thận để không bị gai làm cho mình bị thương.
Cũng như quả lắclúc nào cũng lắc qua lắc lại, tám ngọn gió (bát phong) là những cặp phạm trù“được và mất, vinh và nhục, khen và chê, vui và buồn” luôn có mặt ở đời mà bấtcứ ai dù muốn dù không cũng phải đối diện trong suốt cuộc đời. Tám yếu tố nàychia làm 4 đôi, trong đó phân nửa là hoa hồng và nửa còn lại là gai. Sau đây tathử tìm hiểu để hiểu hơn về chúng.
Được và mất
Đối với các nhàkinh doanh thì được và mất là những thứ rất gần gũi và quen thuộc với họ. Khicon người được cái gì đó thì họ vui mừng hạnh phúc. Cái được đó sẽ đem lại chocon người niềm vui nào đó. Đây là điều bình thường không có gì sai. Cuộc sốngmà không có niềm vui thì không đáng sống. Cuộc sống mà không có niềm vui thì cókhác gì đang ở địa ngục chứ. Nhất là trong thế giới tranh đua và hỗn loạn nàythì phút giây hạnh phúc thật là cần thiết để mà làm con tim rộn rã. Hạnh phúcđó, dù là hạnh phúc vật chất, hay tinh thần, dù từ hành vi chân chánh hay khôngchân chánh, cũng đem đến cho người ta sự vui tươi và khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôívới người Phật tử thì sự giàu có không phải là điều quan trọng nhất. Người Phậttử, nếu có làm giàu thì cũng phải được làm bằng phương pháp chân chính, bằngchính trí tuệ và sức lao động của bản thân. Làm giàu bằng cách hãm hại, lừa gạthay bóc lột người khác là điều không được khuyến khích trong Phật giáo. Giàu cókhông phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để phục vụ cho cuộc sống tốt hơn.Theo đó tiền bạc nên được sử dụng để đem lại cuộc sống ổn định và thoải mái chobản thân, gia đình, cha mẹ, người thân và bạn bè; để giúp đỡ những người đáng giúpcũng như làm nhiệm vụ đối với quốc gia hay đóng góp vào các hoạt động công ích;và để ủng hộ những người tu hành chân chánh hay những người làm việc trong lĩnhvực tâm linh vì những người này có chức năng hướng dẫn con người đi theo con đườngchân chánh. Nói chung đồng tiền phải được đánh giá và sử dụng đúng chức năng vàgiá trị của nó.
Có khi được thìcũng có khi mất. Đối với những người có ít hiểu biết về bản chất của cuộc đơìthì sự mất mát là rất đau khổ. Khi được thì người ta vui tươi hớn hở bao nhiêuthì khi mất người ta đau khổ chán nản bấy nhiêu. Có người chịu không nổi sự mấtmát đến nỗi phải tự sát. Cho nên đối với những cảnh thuận nghịch của cuộc sống,chúng ta phải can đảm chấp nhận và giữ cho tâm trí được cân bằng. Tất cả chúngta đều phải có những lúc lên và xuống khi chiến đấu với cuộc sống. Nếu chúng taluôn chuẩn bị tinh thần cho cả cái được và cái mất thì chúng ta sẽ ít cảm thâýthất vọng hơn. Ví dụ khi món đồ nào đó của ta bị mất trộm, điều tự nhiên là tacảm thấy buồn. Nhưng khi buồn như vậy ta cũng đâu có lấy lại được vật đã bị mấtđâu. Chúng ta đối với sự mất mát nên có thái độ… triết học hơn, thông thoánghơn, rằng “kẻ trộm kia cần món đồ đó hơn mình. Vậy hãy để anh ta được toại nguyện”.
Chuyện kể rằng trong những ngày Tết Nguyên đán, mộtđứa bé 11 tuổi nhận được rất nhiều bao lì xì, nhưng sau đó bị kẻ trộm lẻn vàonhà và trộm hết số tiền đó. Cha mẹ cậu rất buồn vì tiếc số tiền nhưng cậu bénói với họ rằng tại sao phải buồn, vì tiền đó vốn cũng đâu phải của mình. Chonên thật ra là mình đâu có mất cái gì. Điều này cho thấy rằng mặc dù cậu bé cònrất nhỏ nhưng cũng đã biết rằng không nên tiếc nuối những thứ không thuộc vềmình, mà dù có tiếc nuối thì cũng không ích gì, cũng không lấy lại được. Vào thơìĐức Phật có một vị phu nhân thường hay cúng dường thức ăn cho chư Tăng. Một hômkhi đang sớt bát cho chư Tăng, bà nhận được tin báo là gia đình bà đang có chuyệnkhông may xảy ra. Thế nhưng bà vẫn bình tĩnh làm công việc đang làm như thểkhông có chuyện gì xảy ra. Lúc đó cô người hầu của bà dâng sữa lên cúng cho chưTăng nhưng vô ý làm rơi vỡ cái bình sữa. Nghĩ rằng bà sẽ tiếc cái bình nên mộtvị Tăng đã an ủi bà, nói rằng mọi vật đều vô thường. Vị phu nhân lễ phép trả lơìvị Tỳ-kheo đó rằng, “Thưa Tôn giả, cái bình này có đáng gì. Con đã nhận đượctin báo rằng có một sự bất hạnh lớn vừa xảy đến với gia đình con, nhưng con vẫngiữ được bình tĩnh và tiếp tục làm công việc cúng dường. Cái bình này có là gìso với sự bất hạnh kia, thưa Tôn giả”. Thái độ can đảm của vị phu nhân kia thậtđáng nể biết bao.
Có lần nọ ĐứcPhật đang đi khất thực trong một ngôi làng. Thiên ma muốn phá Phật nên tìm cáchngăn không cho người dân cúng dường thức ăn cho Phật. Thấy Phật ôm bát không trởvề, Thiên ma liền hỏi ngạo nghễ rằng Đức Phật có đói bụng và đau khổ không? ĐứcPhật đã trang nghiêm trả lời rằng vì Ngài là người đã giải thoát khỏi mọi sự trởngại, cho nên cuộc sống của Ngài lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc. Phật nói thêmrằng người nào cho đi niềm vui thì họ sẽ luôn luôn được vui sướng như chư thiênở cõi trời Quang Âm Thiên vậy (Radiant realm). Một lần khác, Đức Phật và chưTăng an cư mùa mưa tại một ngôi làng nọ theo lời mời của một gia chủ Bà-la-môn.Nhưng người Bà-la-môn đó đã quên làm nhiệm vụ của mình cho nên suốt ba tháng hạĐức Phật và chư Tăng không có gì để ăn, đành ăn lúa ngựa do một người chăn ngưạcúng. Chúng ta phải cố gắng học cách chấp nhận sự mất mát một cách can đảm vàvui vẻ, bởi vì sự mất mát không phải chỉ xảy ra một hai lần trong đời mà là rấtthường xuyên. Chúng ta cần phải đối diện với chúng với tâm trạng hỷ xả và coiđó như là cơ hội để tu tập và phát triển phẩm chất cao thượng của mình.
Vinh và nhục
Vinh và nhục cũng là những điều không thể tránh khỏitrong trong thế giới nhân duyên này. Khi được vinh quang, chúng ta vui mừng,còn khi bị sỉ nhục thì chúng ta buồn tủi. Vinh quang làm tim ta rộn rã còn nhụcnhã làm ta u sầu. Hình như ai cũng muốn mình được nổi tiếng, muốn được thâýhình của mình trên những trang báo. Chúng ta cảm thấy vô cùng sung sướng khi thâýnhững hoạt động của ta, dù chẳng đáng là gì, được đưa ra cho công chúng biết.Có người còn tìm mọi cách để được xuất hiện trước công chúng hay trên báo đài,như cố tình tạo ra xì-căng-đan để được mọi người chú ý tới mình, hay lo lót chonhững người có thế lực trong ngành truyền thông. Vì để được nổi tiếng mà một sốngười đã thể hiện sự hào phóng của họ nơi công cộng nhưng lại hoàn toàn vô cảmvới người nghèo và những người hàng xóm cần được giúp đỡ. Sự hào phóng của họxuất phát từ động cơ ích kỷ bên trong.
Thật ra chúngta không cần theo đuổi danh tiếng. Nếu chúng ta xứng đáng với danh tiếng thì nósẽ tự nhiên đến với ta. Hữu xạ tự nhiên hương. Những bông hoa hấp dẫn đàn ongbướm bởi hương thơm và mật ngọt của chúng. Chúng không cần mời mọc nhưng ong bướmvẫn tìm tới. Nếu chúng ta xứng đáng thì danh tiếng sẽ đến với ta và tiếng tốt củata sẽ bay xa như “hương người đức hạnh, ngược gió bay muôn nơi” (kinh Phápcú). Nhưng chúng ta phải biết rằng những thứ như vinh quang, danh tiếng,danh dự cũng vô thường như bao nhiêu vật hữu vi khác trên đời. Tổng thống MyÃbraham Lincoln nói rằng, “Hãy tránh sự nổi tiếng nếu bạn muốn bình yên”.
Ở trên là vinhquang, thế còn sự nhục nhã thì sao? Thật là khó chịu phải không, dù chỉ nghehay nghĩ đến. Ít nhiều gì thì những lời cay nghiệt cũng tác động và làm xáo trộntâm trí của ta. Nếu đó là tin đồn thất thiệt nhằm bôi nhọ ta thì lại càng cảmthấy khó chịu hơn. Thường thì người ta phải mất vài năm mới xây dựng xong mộtlâu đài. Nhưng với những loại vũ khí hiện đại như hiện nay, nó có thể hủy diệttòa lâu đài ấy chỉ trong nháy mắt. Và thường thì người ta cũng phải mất nhiêùnăm, hay thậm chí cả cuộc đời để xây dựng danh tiếng cho mình nhưng chỉ cần mộtvết nhơ thôi thì thanh danh cả đời đó cũng bỗng chốc tan thành mây khói. Khôngcó ai trong cuộc sống này mà không bị tấn công, chỉ trích và sỉ nhục, kể cả ĐứcPhật. Đức Phật là một bậc thầy được nhiều người kính trọng nhưng cũng là ngươìchịu nhiều phỉ báng nhất vào thời đó. Những người vĩ đại thì thường được nhiêùngười biết đến, theo cả hai cách hâm mộ và ganh tỵ. Chính Đức Phật có lần bị nhữngngười ganh ghét Ngài phao tin đồn rằng Ngài và chư Tăng đã ám sát một phụ nữthường lui tới tinh xá, và chôn xác cô ta trong tinh xá. Tất nhiên sau đó họ phảithừa nhận rằng chính họ là thủ phạm giết cô gái để vu oan cho Đức Phật và chưTăng. Khi Đức Phật trở nên nổi tiếng, được nhiều người kính trọng và cúng dườngthì cũng bắt đầu có nhiều người ganh ghét, vu cáo Ngài đủ điều. Thậm chí đệ tử,cũng là anh em chú bác với Đức Phật làDevadatta (Đề-bà-đạt-đa) còn âm mưu giết Ngài nữa. Nhưng tất cả sự vu cáo vàhãm hại đó đều thất bại. Đấy, một người hoàn hảo và thánh thiện như Đức Phật màcòn bị những tai nạn như thế thì chúng ta là hạng người nào mà muốn cuộc sốngchỉ có bình yên?
Bạn càng đi lêncao thì càng nhiều người nhìn thấy bạn. Nhưng họ chỉ thấy cái lưng của bạn chứkhông thấy phần ngực bạn. Cái thế giới nhiều chuyện này sẽ rất tận tình soi móinhững khuyết điểm nhỏ nhất của bạn nhưng lại cố tình làm ngơ những cái tốt củabạn dù nó có sờ sờ ra trước mắt họ. Cái quạt thì sẽ quạt đi phần trấu mà giữ lạiphần hạt. Còn cái lọc thì sẽ giữ lại phần thô mà cho chảy qua phần nước cốt.Người có văn hóa sẽ giữ phần tinh hoa mà bỏ đi phần cặn bã. Trong khi ngươìkhông có văn hóa thì giữ lại phần thô mà bỏ đi phần tinh hoa. Cuộc sống rất đadạng và có nhiều hạng người khác nhau. Thanh tao cũng có mà cặn bã cũng có.Chúng ta không cần phải mất thời gian để đính chính những tin đồn thất thiệt,trừ trường hợp bắt buộc cần phải làm rõ. Kẻ thù của bạn sẽ vô cùng sung sướngkhi nhìn thấy bạn bị tổn thương, đau khổ. Đó là điều mà anh ta thật sự mong đợi.Cho nên tốt nhất bạn nên bỏ ngoài tai những lời gièm pha kia. Không ai có thểngăn không cho tin đồn xuất hiện, bởi vì miệng là của người ta mà. Cho nên trướcnhững tin đồn hay lời chỉ trích, hủy nhục của người khác, dù là cố tình hay vốy, tốt nhất chúng ta nên xem mình như người điếc không nghe thấy gì. Hoặc nêúcó nghe thì nên nghĩ rằng chắc là họ đang nói ai đó trùng tên với mình thôi. Hoặcnếu biết rằng họ nói mình thì nên cư xử như Đức Phật: “Ông đem lễ vật biếu ngươìkhác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với ông không? Ðáp: Về chứ. Tabảo: Nay ông mắng Ta, Ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống nhưvang theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không thể tránh khỏi”.
Đường đời này đâỳchông gai sỏi đá. Chúng ta không thể cán nhựa tất cả mọi con đường. Tốt nhất làchúng ta hãy mang giày vào để bảo vệ chân mình cho khỏi bị tổn hại và mạnh dạnbước đi. Hãy như sư tử không run sợ trước những âm thanh, như gió không vướngvào mắt lưới, như hoa sen không bị bùn làm cho ô nhiễm. Hãy dạo bước một mìnhnhư chúa sơn lâm không hề sợ hãi. Trong thế giới này, chúng ta có thể nghe nhữngtin đồn ác ý, những kết luận sai sự thật, hay những lời cay nghiệt từ miệng lươĩthế gian. Nhưng hãy như loài sư tử, chúng ta không thèm để ý tới chúng. Và thìchúng sẽ kết thúc nơi chúng bắt đầu. Chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi. Chúngta đang sống trong thế giới bùn nhơ, nhưng hoa sen vẫn lớn lên trong bùn màkhông bị bùn làm cho ô nhiễm, ngược lại, chúng tỏa hương và điểm tô cuộc đời.Chúng ta cũng có thể giống như hoa sen, sống một cuộc đời cao thượng và thanhthoát mặc cho cuộc đời vẫn thỉnh thoảng ném bùn vào ta.
Mặc dù không dễ,nhưng chúng ta nên cố gắng ít dính mắc vào đời. Chúng ta đến một mình và ra đimột mình. Sự không dính mắc, không mong cầu sẽ giúp cho tâm hồn ta yên tĩnh. Cómột điều khá mỉa mai là những người vĩ đại thường hay bị vu khống, hủy nhục, vàthậm chí sát hại. Socrates bị ép uống thuốc độc trong tù, Chúa Jesus bị đóngđinh trên thánh giá, Thánh Gandhi bị bắn chết… Bernard Shaw nhận xét rằng “làmngười tốt thật nguy hiểm”. Nếu những vĩ nhân còn chết vì niềm tin của họ thìchúng ta là ai mà phàn nàn rằng tại sao lòng tốt của ta lại không được đáp đềnxứng đáng? Vâng, thật là nguy hiểm để làm người tốt. Nhưng lịch sử không thiêúnhững người tốt như thế. Họ có thể bị chỉ trích, bị tấn công hay bị giết, nhưngsau khi chết họ được vinh danh và phong thánh khi người đời nhận ra công lao củahọ. Thật ra những vĩ nhân không màng đến danh tiếng hay chê bai của người đời.Họ không tức giận khi bị chỉ trích cũng không sung sướng khi được tán dương. Họchỉ làm những gì họ thấy cần làm mà không bận lòng người đời có nhận ra sự cốnghiến của mình hay không.
Khen vàchê
Khi được khenthì chúng ta cảm thấy hưng phấn, còn khi bị chê thì chúng ta cảm thấy sầu não.Giữa khen và chê, Đức Phật dạy phải giữ tâm bình thản, không quá vui cũng khôngquá buồn, cũng như tảng đá kiên cố không bị lay động trước gió. Lời khen, nêúlà thật lòng thì ta trân trọng. Còn không thật lòng thì đó là lời xu nịnh để lưàdối người. Nhưng dù trường hợp nào, ta cũng chỉ xem đó như những âm thanh tronggió, tốt nhất là đừng để bị tác động. Thông thường một lời khen có dư âm rấtlâu dài. Và người ta rất dễ đạt được sở cầu của mình qua lời khen. Một lời khenchân thành đủ để thu hút người nghe ngay cả khi nó chưa được nói ra. Khi bắt đâùnói chuyện, nếu ta khen khán thính giả thì ta sẽ được họ lắng nghe. Ngược lại nêúta phê bình họ thì sự phản ứng sẽ rất tiêu cực. Tất nhiên lời khen phải chứa đựngsự chân thành. Người có học thức sẽ nhận ra và không chấp nhận những lời nịnhhót. Những người chân thành, khi khen là họ khen thật lòng mà không có tâm đố kỵ.Còn nếu như họ có phê bình thì cũng phê bình với lòng từ bi nhằm làm cho đối tượngđược tốt hơn. Bởi vì như Malclim Forbes nói, “Nếu không có phê bình thì bạn sẽkhông có thành công”.
Đức Phật dạy rằng,“Người nói nhiều cũng bị chê, nói ít cũng bị chê, không nói cũng bị chê. Trên đơìnày không ai là không bị chê cả”. Chê bai dường như là di sản thế giới của nhânloại. Đa số con người đều có khuynh hướng tìm lỗi của người khác nhưng khôngquan tâm đến cái hay cái đẹp của họ. Có khi chúng ta làm việc tốt nhưng bị nghingờ là chúng ta làm với động cơ không tốt. Có khi chúng ta cố gắng giúp đỡ ngươìkhác, gánh nợ cho bạn bè khi họ gặp khó khăn nhưng họ vẫn tìm lỗi của ta vàquay lưng khi ta sa cơ thất thế cần được giúp đỡ. Những người mạ lị Đức Phậtthường là kẻ xấu. Nhưng Đức Phật như con voi chúa trên chiến trường chịu đựngđược tất cả những mũi tên hướng về mình. Ngài chịu đựng được tất cả những lơìphỉ báng với tâm bình thản. Đức Phật không tức giận, không buồn phiền cũngkhông trả thù những người chê bai hay phỉ báng Ngài. Bởi vì Ngài cho rằng, “Hậnthù diệt hận thù/ Đời này không thể có/ Từ bi diệt hận thù/ Là định luật ngànthu”. Không có bậc thầy tôn giáo nào nhận được nhiều lời khen và cũng thật nhiêùlời phỉ báng như Đức Phật. Càng làm việc bạn càng vĩ đại. Càng vĩ đại bạn càngbị phê bình và chỉ trích. Nên nhớ rằng, “Lăng mạ người khác là vũ khí của nhữngkẻ tầm thường”.
Triết gia Hy Lạpcổ đại Socrates có một người vợ rất cay nghiệt, thường hay chửi bới ông, nhấtlà khi ông đi ra ngoài để giúp đỡ người khác. Nhưng có một lần bà bận làm mộtviệc quan trọng nên quên chửi Socrates khi ông đi ra ngoài. Socrates rời khỏinhà với gương mặt buồn. Bạn bè ông thấy vậy mới hỏi có chuyện gì mà ông lại buồnnhư vậy. Socrates trả lời rằng vì hôm nay ông không được vợ chửi. Rồi ông giảithích rằng khị bị vợ chửi, ông coi đó là cơ hội để thực tập tính nhẫn nhục. Hômnay ông đã mất cái cơ hội được thực tập đó nên ông buồn. Quả thật đây là mộtbài học đáng ghi nhớ cho tất cả chúng ta. Khi bị chê bai hay sỉ vả, thay vì phảnkháng để tự vệ, chúng ta nên nghĩ đó là cơ hội tốt để cho mình thực tập tính nhẫnnhục vậy.
Hạnh phúcvà khổ đau
Hạnh phúc và khổ đau là cặp phạm trù tác động lêncon người rất mãnh liệt. Những gì làm cho ta dễ chịu là hạnh phúc, còn những gì làm cho ta khó chịu là đau khổ.Hạnh phúc thông thường là được thỏa mãn những ham muốn. Tuy nhiên, sự ham muốncủa con người thì không có giới hạn. Lòng tham không đáy. Khi ham muốn này đượcđáp ứng thì ta lại có ham muốn khác.
Sự hưởng thụ củacon người chung quy không ngoài ngũ dục lạc. Ngũ dục lạc là hạnh phúc cao nhấtmà cũng là duy nhất của một người bình thường. Tuy nhiên hạnh phúc này rất hãohuyền và không chắc chắn. Vật chất có thể đem đến cho người ta hạnh phúc chânthật không? Nếu có thì tại sao những người có nhiều tiền vẫn có điều bất mãntrong cuộc sống. Ở những nước phát triển, nơi mà vật chất đạt đến đỉnh cao,nhưng không phải người dân nào cũng cảm thấy hạnh phúc. Rõ ràng, chỉ vật chấtkhông thôi không thể đưa con người đến hạnh phúc viên mãn.
Tiền bạc không làm cho người ta hạnh phúc, vậy sựthống trị thiên hạ có làm cho người ta hạnh phúc không? Alexander đại đế chinhphục gần như toàn thế giới nhưng ông ta có hạnh phúc không?(*) Khi đọcnhững trang sử hiện đại, chúng ta kinh hoàng khi biết hàng triệu người vô tội bịgiết bởi các nhà lãnh đạo độc tài như Pol Pot, Idi Amin, Hitler. Họ tin rằng họcó thể tạo ra một thế giới mới bằng cách loại trừ những người không giống họ,những người mà họ cho là hạ đẳng. Nhưng họ đã đạt được gì? Cả thế giới phê phánvà nguyền rủa họ. Thường thì cuộc sống của các chính khách, người có quyền lựclớn, rất không an toàn, mà trường hợp của Thánh Gandhi và Tổng thống Mỹ JohnKennedy là những ví dụ. Hạnh phúc thật sự chỉ có thể được tìm thấy bên trong (nôịtâm) chứ không phải được định nghĩa bằng những khái niệm như tiền bạc, quyền lực,vinh quang hay chinh phục lãnh thổ. Nếu những sở hữu có được do quyền lực, bấtcông, gian dối thì chúng sẽ là nguồn gốc đau khổ cho người sở hữu chúng.
Những gì mà người này cho là hạnh phúc chưa chắclà hạnh phúc đối với người khác. Rượu thịt đối với người này là ngon nhưng cóthể là thuốc độc đối với người kia. Đức Phật dạy có 4 loại hạnh phúc thế gian.Một là hạnh phúc có được tài sản, bao gồm tiền của, sức khỏe, tuổi thọ, sức mạnh,vẻ đẹp, con cái… Hai là hạnh phúc do biết cách hưởng thụ những sở hữu của mình.Người bình thường thì ai cũng thích hưởng thụ. Đức Phật không khuyên tất cả mọingười phải từ bỏ niềm vui thế gian nhưng phải biết cách hưởng thụ để không đemlại đau khổ. Hưởng thụ không chỉ cho riêng mình mà còn nên chia sẻ và giúp đỡngười khác. Miếng ăn, chúng ta ăn qua cổ họng là hết, nhưng nếu ta chia sẻ vơíngười khác thì sẽ còn mãi. Những gì chúng ta cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại.Chúng ta sẽ được người đời nhớ mãi về những điều tốt đẹp mà ta đã làm cho thếgiới này. Tiên tri Mohammad nói rằng, “Những gì mà ta có thể tuyên bố là của tathật sự là những gì mà ta cho đi”. Thứ ba là hạnh phúc của không mắc nợ. Nếu tasống tiết kiệm và bằng lòng với những gì ta có thì ta sẽ không mắc nợ. Người mắcnợ luôn sống trong tình trạng lo âu và mặc cảm, nhất là với người chủ nợ. Mặcdù có nghèo, nhưng nếu ta không bị mắc nợ thì ta cũng thấy tinh thần mình nhẹnhàng, thư thái, không bị ai chê trách. Sống mà không bị chê trách thì còn hạnhphúc nào bằng chứ. Người không bị chê trách không chỉ tự bản thân anh ta có niềmvui mà còn ảnh hưởng tích cực đến người khác bằng từ trường của hạnh phúc maành ta lan tỏa ra xung quanh.
Đa số mọi người vui thích với niềm vui vật chất củangũ dục lạc nhưng cũng có một số người tìm thấy niềm vui trong sự xả ly, từ bỏ.Không tham ái hay vượt lên trên niềm vui vật chất là hạnh phúc thuộc về tinh thần.Hạnh phúc thông thường của mọi người cũng tốt nhưng nó thường kèm theo đau khổmà không phải ai cũng chịu đựng được. Đau khổ đến từ nhiều phía, từ tuổi già, từbệnh tật, từ sự thay đổi, mất mát… Khi bị bệnh, chúng ta nên học cách chấp nhậnvà tự an ủi mình bằng cách nghĩ rằng bệnh như vậy là nhẹ rồi chứ không may mà bệnhnặng hơn nữa chắc chết. Phải chia cách với những người thân yêu của mình cũnglà một nỗi khổ. Nhưng ta nên nghĩ rằng mọi nhân duyên đều có lúc phải kết thúcnhư thế. Đây là cơ hội để cho ta thực tập tính buông xả. Hoặc chúng ta có thểnghĩ rằng đây là kết quả của nghiệp mà ta đã tạo trước đây. Nói chung, trong cuộcsống, những cái bất như ý xảy ra thường xuyên hơn những điều như ý, cho nên taphải học cách thích nghi và vượt qua trở ngại. Có câu nói rằng, “Khi ta cười,thế giới sẽ cười với ta. Nhưng khi ta khóc thì ta khóc một mình”. Ngay cả ĐứcPhật là một người đã đoạn trừ tất cả phiền não và nghiệp báo mà còn phải bị đaubệnh và tai nạn. Ngài bị nhức đầu, bị đau lưng, bị Đề-bà-đạt-đa lăn đá làm chânbị thương. Ngài phải sống một mình trong rừng suốt ba tháng khi những Tỳ-kheo ởKosambi chia rẽ và không nghe lời Ngài… Dù hoàn cảnh thế nào thì Đức Phật vẫnkhông hề dao động. Giữa đau khổ và hạnh phúc, Bậc Đạo Sư luôn giữ tâm bình thản.Và chết có lẽ là điều đau khổ nhất của tất cả mọi người. Một số cái chết rấtkhó chịu đựng. Nhưng ai cũng phải chết, không có ngoại lệ, hoặc sớm hoặc muộn,hoặc kiểu này hoặc kiểu khác. Như trái cây chín thì phải rụng, mặt trời mọc thìphải lặn, hoa nở buổi sáng rồi tàn buổi chiều. Đã biết không thể tránh khỏi thìnên học cách buông xả để khi vô thường đến ta không sợ hãi, hoang mang.
Kết luận
Trong kinh Tăngnhất A-hàm, tập III, Đức Phật dạy về tám ngọn gió này rằng: “Ở đời có támviệc, chúng sanh xoay chuyển theo đó. Thế nào là tám? Một là được, hai là mất,ba là vinh, bốn là nhục, năm là khen, sáu là chê, bảy là khổ, và tám là lạc.Như thế, này Tỳ-kheo, tám việc này tùy theo đời xoay chuyển. Này các Tỳ-kheo,nên tìm phương tiện trừ tám việc này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điêùnày!” Ngài cũng dạy rằng, “Khi tiếp xúc với cảnh trần, tâm của vị A-la-hánkhông bao giờ dao động”. Giữa được và mất, vinh và nhục, khen và chê, hạnh phúcvà khổ đau, chúng ta hãy duy trì trạng thái cân bằng của tâm. Có lẽ ta nên họctheo hạnh của đất:
Như mặt đất
Bất cứ vậtgì quăng xuống
Dù sạch haydơ
Dù thơm haythối
Đất vẫn xemnhư nhau
Không giận hờncũng không hoan hỷ
Cũng vậy,trước xấu và tốt
Ta hãy giữtâm thật yên bình. n
(*) Trước khi chết, vua Alexander gọi tất cả các chiến binhđến và nói: “Ta sắp rời bỏ thế gian này. Ta có ba điều nguyện ước và các ngươìhãy thực hiện theo nó”. Sau khi cố lấy hết sức bình sinh, Alexander truyền đạt3 nguyện ước cuối cùng của mình:
Điều ước thứ nhất: Ông muốn quan tài của mình phải do chính các vị ngựy giỏi nhất thời đó khiêng về.
Điều ước thứ hai: Ông ước mong các quân sĩ sẽ rải tất cả vàng bạc,châu báu, mà ông đã dành một đời để có được nó, dọc theo con đường người tamang ông ra nghĩa địa.
Điều ước thứ ba: Ông muốn đôi bàn tay của mình sẽ được để thò ra bênngoài quan tài, lắc lư, đong đưa tự nhiên trên không cho tất cả mọi người đêùnhìn thấy.
Các chiến binh tuân lệnh nhà chỉ huy trong dòng nước mắt. Tất cả mọingười tỏ ra rất đỗi ngạc nhiên và tò mò về những yêu cầu kỳ lạ này, nhưng khôngai dám hỏi nguyên nhân. Một vị cận thần của Alexander đã mạnh dạn hôn bàn tayông và nói: “Thưa đức vua, chúng thần sẽ làm theo mệnh lệnh của ngài. Nhưngngài có thể cho chúng thần biết tại sao lại muốn làm như vậy hay không?”.
Cuối cùng, nhà vua giải thích rằng đó chính là ba bài học mà ông đã họcđược trong cuộc sống.
Điều mong ước đầu tiên: Ông muốn chính các vị ngự y giỏi nhất sẽkhiêng quan tài của mình là vì ông muốn mọi người thấy rằng khi số đã tới, Diêmvương đã gọi thì ngay cả những thầy thuốc giỏi nhất cũng chẳng thể thay đổi đượcgì: “…Một vị thầy thuốc không thể nào thực sự chữa bệnh cho người ta. Nhất làkhi đối diện với cái chết, thầy thuốc hoàn toàn bất lực. Ta hy vọng mọi người sẽhọc được rằng phải trân quý cuộc sống của họ”.
Điều mong ước thứ 2: Rải vàng bạc, châu báu trên đường đi. Ông muốn mọingười nhận ra rằng, của cải, tài sản mà người ta dùng cả cuộc đời để góp nhặt,lúc chết đi cũng chẳng thể nào mang đi, sẽ mãi ở lại trên thế gian này. Chết làhết: “Mọi người không nên giống như ta theo đuổi mộng giàu sang. Ta tiêu tốn cảđời chạy theo sự giàu có, nhưng ta sẽ lãng phí hầu hết thời gian của đời người”.
Điều mong ước cuối cùng là để bàntay đong đưa vung vẩy ra bên ngoài quan tài, ý muốn để cho mọi người thấy rằngchúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giơícũng chỉ có hai bàn tay trắng. Tất cả những vùng đất ông chiếm được, quân đôịhùng mạnh, những thanh gươm sắc bén và cả sự giàu có… tất cả đều không có nghĩalý gì. Nói xong ông nhắm mắt lại và trút hơi thở cuối cùng.
Những điều mong ướccuối cùng của Alexander Đại đế cũng là những bài học thật sâu sắc về cuộc sốngcho chúng ta. Khi còn có thể, hãy học cách trân trọng cuộc sống hiện tại: “Ngàyhôm qua là quá khứ, ngày mai là điều bí mật và ngày hôm nay là một món quà”. Bơỉmột khi đối diện với cái chết, ta chẳng mang theo được gì nữa, trắng tay trở vềvới cát bụi mà thôi. (ND)
Sri Dhammananda
- Thích Trung Hữu dịch
Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/phathocungdung/2019/08/07/7a7089/